Đối tượng nào dễ mắc viêm mao mạch dị ứng nhất?
Thống kê cho thấy đối tượng mắc viêm mao mạch dị ứng chủ yếu là trẻ em, trong đó chiếm 75% là trẻ từ 3-10 tuổi. Đặc biệt bé trai có tỉ lệ mắc bệnh cao gấp 2 lần bé gái. Bệnh có thể gây biến chứng đến da, khớp, thận, cơ quan tiêu hóa... nhưng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên cần phải đặc biệt cẩn trọng.
Viêm mao mạch dị ứng: Căn bệnh dễ nhầm lẫn
Viêm mao mạch dị ứng còn có tên gọi khác là: hội chứng viêm mạch Schonlein-Henoch, ban xuất huyết dạng phản vệ, ban xuất huyết dạng thấp… Đây là căn bệnh do hệ miễn dịch dẫn đến phát ban toàn bộ da, ảnh hưởng đến chức năng khớp, thận và hệ tiêu hóa.
PGS.TS Nguyễn Duy Hưng - Tổng Thư ký Hội Da liễu Việt Nam lý giải yếu tố tác động chủ yếu dẫn đến viêm mao mạch dị ứng là do viêm đường hô hấp và biến chứng tác dụng phụ của một số loại thuốc. Bệnh khó xác định do các triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý về xương khớp, đau bụng...
Viêm mao mạch dị ứng có khoảng 50% bệnh nhân chỉ dưới 5 tuổi, trong đó dưới 10 tuổi chiếm tới 75%, tỉ lệ bé trai nhiều gấp 2 lần bé gái. Nếu không chữa kịp thời, bệnh nhân có thể phải đối mặt với tình trạng đau xương khớp, xuất huyết tiêu hóa, viêm thận... rất nguy hiểm.
Viêm mao mạch dị ứng gây phát ban ở tay
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết viêm mao mạch dị ứng
Y học hiện đại vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân dẫn đến mao mạch hoại tử. Bệnh hình thành do các yếu tố tác động như: thời tiết, thực phẩm dị ứng, nhiễm khuẩn...
Dưới đây là những dấu hiệu điển hình của viêm mao mạch dị ứng:
- Biểu hiện trên da: Xuất hiện các nốt phát ban dày đặc ở tay, chân, nhất là khu vực cánh tay, đùi, mông, cánh tay... Các nốt xuất huyết này không có biểu hiện ngứa, có dạng chấm, gờ cao hơn bề mặt da... Có thể nhầm lẫn như bệnh mề đay hoặc dị ứng thông thường, xuất huyết giảm tiểu cầu, lupus ban đỏ…
- Biểu hiện ở khớp: Khoảng 75% trường hợp bệnh nhân viêm mao mạch dị ứng có những triệu chứng đau nhiều ở các khớp, phù khớp, đau gân, gặp khó khăn trong vận động.
- Biểu hiện về đường tiêu hóa: Ước tính khoảng 60% bệnh nhân gặp phải triệu chứng đau bụng quanh rốn, buồn nôn, nôn nhiều. Cơn đau có thể kéo dài vài giờ, thậm chí vài ngày, nặng nề nhất có thể dẫn đến đi ngoài phân đen do xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu...
Biến chứng ở thận: Khoảng 50% bệnh nhân có triệu chứng tổn thương thận như: đái ra máu, viêm cầu thận.
Ngoài ra, viêm mao mạch dị ứng cũng có thể dẫn đến ảnh hưởng một số cơ quan khác như: viêm tinh hoàn, viêm cơ tim,… nếu không được điều trị đúng cách.
Tổn thương da nghiêm trọng vì viêm mao mạch dị ứng
Viêm mao mạch dị ứng có khả năng lây lan không?
Câu trả lời là: viêm mao mạch dị ứng không có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Bệnh có thể bị kích hoạt sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhưng không có khả năng lây lan tới cộng đồng như nhiều người vẫn nhầm tưởng.
Điều trị viêm mao mạch dị ứng như thế nào cho đúng?
Người mắc bệnh không gặp nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm lâu dài vì vậy bạn nên có biện pháp điều trị càng sớm càng tốt theo một số lời khuyên dưới đây:
- Giai đoạn cấp tính: Bệnh nhẹ cần nghỉ ngơi tại chỗ, kết hợp kê cao chân, ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C (hoặc uống vitamin C theo chỉ dẫn của bác sĩ), bổ sung nước và ăn đồ loãng.
- Giai đoạn bệnh nặng: Cần phải sử dụng một số loại thuốc kháng viêm, chống nhiễm trùng, giảm đau, kháng histamine... tùy thuộc vào tình hình bệnh. Bạn cần chú ý tuân thủ tuyệt đối theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, không dùng thuốc bừa bãi để kiểm soát các biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm: Viêm mao mạch dị ứng có thể nhầm lẫn với xuất huyết thông thường
Khang Mạch Linh – Hỗ trợ điều trị viêm mao mạch dị ứng hiệu quả
Khang Mạch Linh - Tin vui cho người mắc viêm mao mạch dị ứng
Điều trị viêm mao mạch dị ứng theo quan điểm Y học cổ truyền là cần chú trọng nâng cao chính khí của cơ thể (tăng sức đề kháng) cho người bệnh để cân bằng âm dương, hỗ trợ chức năng can Tỳ, Thận Âm.
Khang Mạch Linh là sản phẩm được bào chế dựa trên quan điểm điều trị của Đông y, sử dụng các dược liệu tăng cường chính khí, đẩy mạnh lưu thông máu, bổ huyết, tăng sức bền thành mạch như: Đan sâm, Xích thược, Xuyên khung, Đương quy, Thục địa, Hoa hòe...
Ngoài việc sử dụng Khang Mạch Linh mỗi ngày, bạn cần chú ý:
- Không ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như: hải sản, cá biển, cua, mực, tôm, đồ chế biến sẵn, thức ăn lạ...
- Tránh các loại đồ ăn cay nóng để ngăn ngừa dị ứng, phát ban, nóng trong người.
- Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích...
- Bổ sung thực phẩm tươi như: rau xanh, hoa quả để cung cấp vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
- Tăng cường uống đủ nước, mỗi ngày nên uống ít nhất 2 lít nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước của cơ thể.
Để hiểu thêm về bệnh lý viêm mao mạch dị ứng và sản phẩm Khang Mạch Linh, bạn vui lòng gọi điện đến hotline: 0982.91.55.53.