Nguyên nhân gây viêm mao mạch dị ứng theo bác sĩ chuyên khoa
Viêm mao mạch dị ứng là căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây viêm mao mạch dị ứng là gì? Làm thế nào để phòng tránh được những biến chứng ở xương khớp, hệ tiêu hóa và thận do viêm mao mạch dị ứng? Bài viết là những thông tin tổng hợp giúp bạn có thêm kinh nghiệm điều trị viêm mao mạch dị ứng hiệu quả.
Nguyên nhân gây viêm mao mạch dị ứng là do đâu?
Viêm mao mạch dị ứng là căn bệnh tự miễn hình thành do thương tổn hệ thống vi mạch ở các cơ quan như: da, khớp, ruột, thận…. Bệnh nhân đa phần là trẻ em và người trẻ tuổi, trong đó trẻ dưới 10 tuổi chiếm chủ yếu. Đây là bệnh tự miễn nên không có khả năng lây lan và cũng không có khả năng di truyền.
Nguyên nhân gây viêm mao mạch dị ứng hiện nay vẫn chưa được làm rõ. Bác sĩ chuyên khoa mạch máu chỉ ra bệnh lý này có liên quan đến một số yếu tố như:
- Hình thành sau khi người bệnh lý về nhiễm trùng đường hô hấp trên khoảng 7 – 14 ngày.
- Do các virus, vi khuẩn như: liên cầu, tụ cầu, nấm, trực khuẩn lao.
- Một số bệnh nhân có thể bị bệnh sau phản ứng của tiêm vắc xin, tác dụng phụ của thuốc, côn trùng cắn….
- Người có cơ địa dễ dị ứng sau khi thay đổi thời tiết hoặc ăn, uống thực phẩm lạ.
Tuy nhiên, đây chỉ là một số giả thuyết, còn nguyên nhân gây viêm mao mạch dị ứng thực chất chưa được khẳng định chính xác. Đây là lí do khiến viêm mao mạch dị ứng khó có thuốc đặc trị và các biện pháp điều trị hiện nay chủ yếu để giảm triệu chứng khó chịu, ngăn chặn biến chứng về Thận.
Xuất huyết do viêm mao mạch dị ứng
Nhận biết viêm mao mạch dị ứng càng sớm điều trị càng nhanh
Người mắc viêm mao mạch dị ứng thường có các biểu hiện như:
- Phát ban xuất huyết: Các vết phát ban có dạng nốt và chấm nhiều ở cẳng tay, chân, mông, đùi, không gây ngứa ngáy. Nốt phát ban ít khi gặp ở thân mình hoặc cơ quan sinh dục nhưng có thể biến chứng sang viêm mao mạch hoại tử.
- Đau xương khớp: Người bệnh thường đau ở khớp cổ chân, cổ tay, phù khớp, đau gân phối hợp, gây cử động khó khăn.
- Tổn thương hệ tiêu hóa: Bệnh nhân có dấu hiệu đau quanh rốn, đau vùng thượng vị kèm theo buồn nôn, nôn nhiều, đi ngoài phân đen do xuất huyết tiêu hóa….
- Biến chứng ảnh hưởng đến thận: Đi tiêu ra máu, phát hiện có protein niệu, viêm cầu thận, suy thận….
Viêm mao mạch dị ứng gây thương tổn mao mạch vừa và nhỏ. Phản ứng của hệ miễn dịch dẫn đến lắng đọng IgA trong thành mạch dẫn đến phản ứng ở da, khớp, hệ tiêu hóa, thận. Trẻ em khi nhận thấy các dấu hiệu cần được theo dõi để tránh biến chứng nguy hiểm.
Phát ban nặng do viêm mao mạch dị ứng
Điều trị viêm mao mạch dị ứng bằng bài thuốc Y học cổ truyền
Nguyên nhân gây viêm mao mạch dị ứng chưa được làm rõ. Vì vậy, phác đồ điều trị của Tây y chủ yếu sử dụng các loại thuốc giảm nhanh triệu chứng đau nhức, khó chịu và ngăn chặn nguy cơ gây biến chứng đến hệ tiêu hóa, chức năng thận. Các loại thuốc Tây cũng không thể sử dụng trong thời gian dài và bắt buộc phải được bác sĩ chuyên khoa tư vấn để tránh tác dụng phụ, gây hại đến Gan, Thận.
Y học cổ truyền xếp viêm mao mạch dị ứng vào nhóm bệnh tự miễn. Nguyên nhân gây viêm mao mạch dị ứng là do phản ứng thái quá của hệ miễn dịch. Vì vậy, tăng cường hệ miễn dịch là điều quan trọng nhất giúp cơ thể khỏe mạnh, làm Can, Tỳ, Thận khỏe mạnh, giảm nhanh xuất huyết dưới da.
Y học cổ truyền còn lưu giữ rất nhiều bài thuốc cổ phương, ứng dụng các dược liệu tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp máu huyết được điều hòa đến các cơ quan, cho da dẻ hồng hào, cơ thể khỏe mạnh.
Điều trị bằng các thảo dược tự nhiên cần phải kiên trì áp dụng hàng ngày, kết hợp với bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C, hạn chế ăn các hải sản, thịt bò, thịt chó… để nhanh chóng đẩy lùi viêm mao mạch dị ứng.