Ước tính 30 – 60% bệnh nhân viêm mao mạch dị ứng gặp biến chứng hệ tiêu hóa
Biến chứng hệ tiêu hóa rất phổ biến với người mắc viêm mao mạch dị ứng. Các triệu chứng về hệ tiêu hóa bao gồm: đau bụng quanh rốn, đau thượng vị, buồn nôn và nôn nhiều, thậm chí xuất huyết tiêu hóa, đi ngoài ra máu... Cụ thể như thế nào hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé!
Khoảng 60% bệnh nhân viêm mao mạch dị ứng gặp biến chứng tiêu hóa
Viêm mao mạch dị ứng ngoài các triệu chứng xuất huyết dưới da còn có thể gặp phải các triệu chứng biến chứng về hệ tiêu hóa như:
- Đau vùng bụng: Nhất là khu vực quanh rốn. Cơn đau có thể gia tăng khi ấn vào bụng. Đau lan tỏa vùng thượng vị dẫn đến buồn nôn và nôn nhiều. Tình trạng đau bụng có thể diễn ra trong vài giờ, thậm chí vài ngày và liên tục tái phát.
- Nặng nề hơn người bệnh có thể bị xuất huyết tiêu hóa với các triệu chứng như: nôn ra máu, đi ngoài phân đen, phân lẫn máu kèm theo đau bụng từng cơn.
- Biểu hiện lồng ruột cấp, chủ yếu là ở vị trí hồi – hồi tràng. Ước tính khoảng 5% bệnh nhân gặp phải biến chứng nghiêm trọng này.
- Triệu chứng nhồi máu, tắc ruột, thủng – giãn đại tràng.
- Biến chứng viêm tụy cấp.
Vì vậy, viêm mao mạch dị ứng được đánh giá là nguy hiểm, nhất là đối tượng mắc bệnh 75% là trẻ em. Cập nhật những thôn tin về viêm mao mạch dị ứng rất hữu hiệu giúp bạn có biện pháp điều trị bệnh tốt hơn.
Xuất phát ban do viêm mao mạch dị ứng
Làm thế nào để biết bạn có mắc viêm mao mạch dị ứng hay không?
Bệnh viêm mao mạch dị ứng có tên gọi Tiếng Anh là Henoch-Schönlein purpura – HSP. Bệnh lý này còn được gọi là bệnh viêm mạch máu IgA. Cụ thể, IgA là dạng kháng thể chủ yếu gây phản ứng ở trẻ em. Ước tính 90% ca bệnh HSP xảy ra ở trẻ em dưới 16 tuổi. Một số trường hợp có thể tự khỏi nhưng hầu hết các bệnh nhân đều phải được điều trị và chăm sóc hợp lý.
Nghiên cứu đã khẳng định viêm mao mạch dị ứng liên quan đến hệ thống miễn dịch dẫn đến sự lắng đọng kháng thể IgA ở da, thận và nhất là mạch máu.
Làm thế nào để nhận biết một trường hợp HSP?
Viêm mao mạch dị ứng có thể được báo trước qua các biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp. Có khoảng 50% bệnh nhân là trẻ em phải đối mặt với các biểu hiện ho, đau họng, sổ mũi... trước khi khởi phát bệnh.
Bạn có thể nhận biết viêm mao mạch dị ứng dựa vào một số biểu hiện như:
- Ban xuất huyết dưới da (có thể sờ được, hơi gồ lên cao) chủ yếu mọc ở cẳng chân và hai tay, đôi khi có thể ở vai, tay, mông, dương vật... Để biết chính xác bạn có mắc bệnh hay không cần phải tiến hành xét nghiệm máu để loại trừ bệnh lí tiểu cầu và rối loạn đông máu.
- Biến chứng viêm khớp: Biểu hiện đau, sưng khớp gối, cổ chân.
- Tình trạng đau bụng, có thể đau quặn thành từng cơn, đau quanh vùng rốn, kèm theo các triệu chứng buồn nôn, nôn nhiều, nôn ra máu... Vì vậy, bệnh có thể bị nhầm lẫn với các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa...
- Biến chứng thận: Bệnh nhân có thể bị đi tiểu ra máu, trong nước tiểu có lẫn chất đạm, phù nề, tăng huyết áp hoặc suy thận. Nếu thấy các biểu hiện suy thận cần phải điều trị sớm để ngăn ngừa suy thận mạn. Thường các biến chứng về thận có thể khởi phát sau 4 – 6 tháng mắc bệnh.
Việc chẩn đoán bệnh viêm mao mạch dị ứng cần phải được kết hợp chẩn đoán loại trừ các bệnh lý liên quan như: viêm khớp dạng thấp, bệnh Lupus ban đỏ, viêm mạch quá mẫn... Ngoài ra, khi khám lâm sàng cần phải kết hợp thăm khám các triệu chứng về đường hô hấp, mắt và dây thần kinh...
Để biết chắc chắn bạn có mắc bệnh hay không và mức độ bệnh lý như thế nào bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm:
- Xét nghiệm máu tổng quát: Giúp phát hiện sớm các biểu hiện về suy tiểu cầu nhằm phân biệt sớm viêm mao mạch dị ứng và các bệnh lý khác.
- Xét nghiệm về mức độ đông máu: Giúp phân biệt với bệnh lý rối loạn đông máu.
- Xét nghiệm ure, creatinin: Giúp chẩn đoán mức độ tổn thương thận.
- Xét nghiệm nước tiểu: Nhằm chẩn đoán các chỉ số: nước tiểu có lẫn máu không, có lẫn đạm hay không.
- Sinh thiết (biosy) thận hoặc da: Để khẳng định chính xác mức độ tổn thương thận.
Nổi mẩn do viêm mao mạch dị ứng
Xem thêm: Viêm mao mạch dị ứng có chữa được không?
Phương pháp điều trị viêm mao mạch dị ứng
Điều trị bằng Tây y giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh, nhưng không có khả năng đặc trị bệnh hoàn toàn. Dưới đây là một số biện pháp thường được áp dụng:
- Cho bệnh nhân nghỉ ngơi, uống bù nước nhiều nhất có thể.
- Để giảm đau khớp, đau bụng có thể sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không có chứa steroid ( NSAIDs) như: Naproxen 10-20 mg/ kg/ (liều dùng ngày 2 lần sáng và tối) hoặc Ibuprofen.
- Với trường hợp đau nhiều hoặc không thể uống thuốc được có thể thực hiện tiêm truyền Prednisolon 1-2 mg/kg/ngày tối đa 60-80 mg/ngày hoặc methyprednisolon 0.8-1.6 mg/kg/ngày.
Khang Mạch Linh – Hỗ trợ điều trị viêm mao mạch dị ứng hiệu quả
Theo quan điểm của Y học cổ truyền, viêm mao mạch dị ứng hình thành là do cơ thể bị huyết ứ, huyết nhiệt dẫn đến máu không thông, ứ đọng lâu ngày sẽ dẫn đến bộc phát qua da làm hình thành phát ban. Vì vậy, muốn trị bệnh tận gốc cần phải sử dụng các dược liệu giúp tăng cường lưu thông máu, bổ máu, hoạt huyết. Ngoài ra còn cần bổ sung thêm các thảo dược giúp bổ Can (Gan), Thận để cơ thể đào thải độc tố giúp các vết xuất huyết dưới da nhanh chóng tan biến.
Bạn hãy liên hệ hotline: 0982.91.55.53 để được tư vấn hỗ trợ thêm về sản phẩm nhé!