Viêm da mao mạch thường gặp ở đối tượng nào?
Viêm da mao mạch có biểu hiện nổi ban đỏ nhiều ở chân tay và nhiều bộ phận khác của cơ thể. Trẻ từ 3 – 10 tuổi là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Bệnh không chỉ gây mất thẩm mỹ trên da mà còn gây nên các biến chứng khác ở hệ tiêu hóa, xương khớp, thận….
Viêm mao mạch: Căn bệnh tự miễn nguy hiểm ở trẻ nhỏ
Hệ thống tuần hoàn máu của cơ thể con người có vai trò quan trọng để trao đổi dinh dưỡng và oxi đến với các cơ quan. Mao mạch là những mạch máu nhỏ kết nối tĩnh mạch và động mạch để đảm bảo tuần hoàn máu trong cơ thể.
Viêm da mao mạch gây thương tổn, viêm nhiễm lan rộng ở hệ thống mao mạch của nhiều cơ quan. Theo bác sĩ chuyên khoa, đây là căn bệnh tự miễn chưa biết chính xác nguyên nhân. Bất cứ hệ thống mao mạch nào trong cơ thể cũng có thể bị viêm và thương tổn, tuy nhiên viêm da mao mạch chủ yếu ảnh hưởng đến da, ruột, xương và thận.
Đối tượng mắc bệnh nhiều nhất là trẻ em từ 3 – 10 tuổi (chiếm 75%). Viêm da mao mạch không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng có thể gây biến chứng về thận, gây suy thận mạn nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh còn gây mất thẩm mỹ do xuất hiện các mảng phát ban dày đặc trên da. Ngoài ra, viêm da mao mạch còn gây giảm khả năng vận động. Một số đối tượng không điều trị đúng cách có thể dẫn đến biến chứng viêm mao mạch hoại tử, dẫn đến lở loét, hoại tử chân do mạch máu không nuôi dưỡng chi trong thời gian dài.
Viêm mao mạch dị ứng phổ biến trong độ tuổi từ 3 - 10 tuổi
Bệnh viêm da mao mạch: Nhận biết như thế nào?
Bệnh viêm da mao mạch hiện chưa phát hiện được nguyên nhân chính xác. Nhiều giả thuyết cho rằng bệnh khởi phát do dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, phản ứng của thuốc, do nhiễm virus, vi khuẩn…. Người bệnh thường có một số triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi… sau đó có các triệu chứng:
- Xuất huyết trên da: Đặc điểm thường là các nốt xuất huyết có màu đỏ hoặc đỏ thẫm dọc theo tay, chân, mông, đùi, cánh tay hoặc xung quanh 2 mắt cá chân. Ở cơ quan sinh dục và thân mình thường ít xuất hiện các vết phát ban. Khi phát hiện xuất huyết cần phân biệt với các bệnh lý khác về da như: dị ứng, vết bọng nước, bầm máu hoặc hoại tử. Viêm da mao mạch gây xuất huyết dưới da cũng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý như: Lupus ban đỏ, viêm não mô cầu, xuất huyết giảm tiểu cầu…. Chẩn đoán phân biệt sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn.
- Biểu hiện ở khớp: Ước tính 75 bệnh nhân viêm da mao mạch có triệu chứng ở khớp. Người bệnh thường có biểu hiện đau khớp khuỷu tay, khớp gối, cổ chân, cổ tay…. Một số trường hợp khớp ngón chân, cột sống cũng bị ảnh hưởng. Đau khớp, phù chân mang tính chất đối xứng khiến người bệnh vận động kém. Tuy nhiên, các cơn đau này thường chỉ kéo dài vài ngày hoặc một tuần, không để lại di chứng.
- Biểu hiện biến chứng tiêu hóa: Trẻ em thường gặp biến chứng này nhiều nhất với dấu hiệu đau bụng quanh rốn, đau nhiều, đau âm ỉ kéo dài, buồn nôn, nôn nhiều. Cơn đau này cũng có thể kéo dài vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên, dấu hiệu thương tổn hệ tiêu hóa cần phải được điều trị sớm để tránh biểu hiện nôn ra máu, đi ngoài ra máu, lồng ruột cấp….
- Thương tổn ở thận: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến thương tổn vĩnh viễn nếu không phát hiện và điều trị đúng cách. Người bệnh thường có các triệu chứng: đi tiểu ra máu, viêm cầu thận, protein niệu…. Bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng bệnh nhân mắc viêm cầu thận cần phải được theo dõi sát sao, tránh tiên lượng xấu.
- Một số thương tổn khác: Viêm da mao mạch còn có thể dẫn đến viêm màng ngoài tim, viêm tinh hoàn, viêm cơ tim….
Không chỉ trẻ em mà người lớn cũng có nguy cơ mắc viêm mao mạch dị ứng
Điều trị viêm da mao mạch cần lưu ý điều gì?
Hiện nay, Y học hiện đại vẫn chưa có thuốc điều trị hiệu quả. Điều trị theo Tây y chủ yếu giúp ngăn chặn biến chứng nguy hiểm. Đa phần tùy vào triệu chứng mà bác sĩ chuyên khoa sẽ kê thuốc chống viêm, giảm đau phù hợp.
Với trường hợp bệnh nhân mắc viêm da mao mạch có dấu hiệu thương tổn thận tùy vào biểu hiện mà thực hiện truyền hồng cầu hoặc chế phẩm máu phù hợp. Nếu phát hiện thấy có dấu hiệu nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng cần điều trị bằng kháng sinh.
Viêm da mao mạch hiện đang được nhiều người tin dùng các bài thuốc Đông y, mang lại hiệu quả tốt và không gây tác dụng phụ. Y học cổ truyền còn lưu giữ rất nhiều bài thuốc cổ phương giúp củng cố chính khí cơ thể, tăng cường sức đề kháng, làm tăng tuần hoàn máu, phục hồi chức năng Gan, Thận cho cơ thể khỏe mạnh, đẩy lùi xuất huyết.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, nghỉ ngơi nhiều, ăn nhiều thực phẩm lỏng, giàu chất xơ để giảm áp lực đến hệ tiêu hóa. Người bệnh cũng cần uống nhiều nước, không dùng nước ngọt có ga, đồ ăn nhiều dầu mỡ kết hợp bổ sung thực phẩm giàu tính mát và tăng cường vitamin C sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Viêm da mao mạch là căn bệnh gây thương tổn da, hệ tiêu hóa, xương khớp và thận. Nếu bạn phát hiện trẻ có dấu hiệu xuất huyết dưới da nên sớm đưa trẻ đến cơ quan Y tế để được thăm khám và tư vấn cách điều trị, chăm sóc trẻ tốt nhất.