Viêm mao mạch dị ứng điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch gây hậu quả nghiêm trọng
Viêm mao mạch dị ứng điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch có được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về công dụng và tác dụng phụ của thuốc ức chế miễn dịch để có biện pháp điều trị viêm mao mạch dị ứng tốt nhất.
Viêm mao mạch dị ứng điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch được không?
Thuốc ức chế miễn dịch là loại thuốc giúp ngăn chặn hoặc ức chế hoạt động của miễn dịch. Viêm mao mạch dị ứng là căn bệnh tự miễn, hình thành do phản ứng của hệ miễn dịch khi tiếp nhận các kháng khuyên, kháng thể. Khi hệ miễn dịch phản ứng thái quá, làm lắng đọng IgA trong thành mạch dẫn đến viêm mao mạch vừa và nhỏ. Do vậy, viêm mao mạch dị ứng điều trị theo Tây y có thể sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, nhưng chỉ áp dụng cho những trường hợp có dấu hiệu thương tổn nặng.
Thực tế, công dụng của thuốc ức chế miễn dịch như sau:
- Giảm sự thải ghép:
Những người ghép tạng hầu hết phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Loại thuốc này có tác dụng làm suy yếu hệ thống miễn dịch giúp giảm phản ứng của cơ thể đối với các cơ quan cấy ghép, làm cho các cơ quan này khỏe mạnh.
Vì vậy, viêm mao mạch dị ứng điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch thường dùng cho bệnh nhân có biến chứng về thận như viêm thận, viêm cầu thận, suy thận… để ngăn chặn hư hại thận.
- Điều trị các bệnh lý tự miễn:
Thuốc ức chế miễn dịch còn có thể được sử dụng để điều trị các bệnh lý tự miễn như viêm mao mạch dị ứng. Đối với nhóm bệnh tự miễn, hệ thống miễn dịch tự động tấn công mô tế bào. Thuốc ức chế miễn dịch sẽ làm giảm các tác động xấu của bệnh tự miễn đối với mô tế bào. Ngoài viêm mao mạch dị ứng điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch, còn rất nhiều căn bệnh khác có thể sử dụng loại thuốc này như: Bệnh vẩy nến, Lupus ban đỏ, Viêm khớp dạng thấp, Bệnh Crohn, Đa xơ cứng, Nhược cơ….
- Điều trị một số bệnh tự miễn khác:
Thuốc ức chế miễn dịch còn được dùng để điều trị giảm viêm trong các bệnh tự miễn như: hen phế quản, viêm cột sống dính khớp.
Viêm mao mạch dị ứng có thể được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch
Viêm mao mạch dị ứng điều trị bằng các loại thuốc ức chế miễn dịch nào?
Thuốc ức chế miễn dịch sử dụng tùy thuộc vào mục đích điều trị rối loạn tự miễn, viêm hay ghép tạng. Hiện nay, thuốc ức chế miễn dịch đang có các loại như sau:
- Corticosteroid: Budesonide (Entocort EC), Prednisone (Deltasone, Orasone), Prednison (Miliopred).
- Thuốc độc tế bào: Cyclophosphamid, Azathioprin.
- Thuốc chống chuyển hóa: Methotrexat.
- Thuốc ức chế Januskinase (JAK): tofacitinib (Xeljanz)
- Thuốc ức chế calcineurin: Tacrolimus (Astagraf XL, Envarsus XR, Prograf), Cyclosporin (Neoral, Sandimmune, SangCya).
- Thuốc ức chế mTOR: Everolimus (Afinitor, Zortress), Sirolimus (Rapamune).
- Kháng thể đơn dòng và đa dòng: ATG; OKT3;
- Kháng thể đơn dòng chống CD25: zenapax, daclizumab, simulex, basiliximab.
Người bệnh mắc viêm mao mạch dị ứng chỉ dùng thuốc ức chế miễn dịch khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ có thể chỉ định dùng viên nang, viên nén hoặc tiêm truyền để đảm bảo phương pháp điều trị tốt nhất. Bệnh nhân bắt buộc phải dùng thuốc với liều lượng và thời gian chính xác theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Nếu bạn bắt buộc phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch thì cần phải dùng đúng liều lượng yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa.
Một số loại thuốc ức chế miễn dịch cần dùng đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Viêm mao mạch dị ứng điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch: Cần thận trọng tránh tác dụng phụ
Khi sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn phải thường xuyên thực hiện xét nghiệm máu.
Khi dùng thuốc bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về các loại thuốc đã dùng trước đó để ngăn chặn nguy cơ tương tác thuốc làm tăng độc tính.
Dùng thuốc ức chế miễn dịch cần được cân nhắc khi dùng cho những người có tiền sử:
- Dị ứng với thành phần thuốc.
- Đang mắc bệnh thủy đậu, Zona thần kinh, bệnh gan, thận.
- Không dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc đang có dự định mang thai do thuốc ức chế miễn dịch có thể gây dị tật bẩm sinh.
Ngoài ra, thuốc ức chế miễn dịch còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, khiến điều trị các bệnh nhiễm trùng khó khăn hơn bình thường. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng như: ớn lạnh, sốt, đau lưng, đi tiểu khó khăn, bí tiểu… nên đi khám ngay để ngăn chặn tác dụng phụ của thuốc.
Thuốc ức chế miễn dịch còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu, ung thư da, bệnh ác tính, ung thư hạch, ức chế tủy xương và tăng nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch do làm tăng lipid máu và đường huyết.
Dùng thuốc ức chế miễn dịch Thuốc ức chế miễn dịch đa phần sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng bạn suốt cuộc đời. Và hy vọng bài viết trên đây đã cho bạn một cái nhìn rõ ràng hơn về căn các thuốc ức chế miễn dịch để có thể sử dụng chúng thật an toàn và hiệu quả.