Viêm mao mạch ở da có biểu hiện như thế nào?
Bệnh viêm mao mạch ở da chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ. Ước tính bệnh nhân chiếm 50% trẻ em trước 5 tuổi và 75% bệnh nhân từ 3 – 10 tuổi với tỉ lệ nam giới gấp 2 lần nữ giới. Viêm mao mạch ở da có biểu hiện như thế nào? Có điều trị được không? Dưới đây là câu trả lời dành cho bạn.
Các biểu hiện viêm mao mạch ở da
Viêm mao mạch ở da là bệnh lý tự miễn, cơ chế hình thành do phản ứng của hệ miễn dịch khi gặp các kháng nguyên dẫn đến lắng đọng IgA trong thành mạch nên còn được gọi là viêm mạch IgA hoặc viêm mao mạch dị ứng. Viêm mao mạch dưới da có các biểu hiện đặc trưng như sau:
- Ở da: Triệu chứng xuất huyết điển hình nhất ở giai đoạn tiến triển. Các nốt xuất huyết mọc nhiều ở mặt duỗi tay, chân, nhất là bên mắt cá trong chân và đùi, mông, cánh tay, cẳng tay, ít khi ở thân mình hoặc cơ quan sinh dục. Nốt xuất huyết này thường không ngứa, hình thành tổn thương theo dạng chấm, có bờ cao hơn bề mặt da. Một số trường hợp có thể phát triển thành bọng nước, mề đay, bầm máu hoặc hoại tử do không nhận được máu huyết nuôi dưỡng chi.
Xuất huyết dưới da do viêm mao mạch
- Ở khớp: Gây sưng, đau khớp, làm vận động khó khăn.
- Ở hệ tiêu hóa: Gây buồn nôn, nôn nhiều, xuất huyết tiêu hóa, đi ngoài ra máu.
- Ở thận: Gây viêm cầu thận, trong máu có protein niệu, đi tiểu ra máu. Đây là thương tổn nguy hiểm nhất có thể phải điều trị suốt đời.
Viêm cầu thận là biến chứng nguy hiểm nhất
Viêm mao mạch ở da không phải là bệnh lý gây lây lan. Đây cũng không phải bệnh lý di truyền, không gây ảnh hưởng đến tính mạng ngay lập tức nhưng có thể làm tổn thương hệ tiêu hóa, sưng đau khớp và gây biến chứng viêm thận nếu không được điều trị đúng cách.
Đặc biệt, bệnh viêm mao mạch ở da thường xảy ra ở trẻ có độ tuổi từ 3- 10 tuổi, khiến trẻ mệt mỏi, bỏ ăn, quấy khóc. Người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc bệnh và làm gia tăng biến chứng viêm mao mạch hoại tử gây lở loét, đau đớn do chi dưới không nhận đủ máu huyết nuôi dưỡng.
Điều trị viêm mao mạch ở da theo Đông y có hiệu quả không?
Thực tế, viêm mao mạch ở da hiện chưa có bất kì loại thuốc Tây nào có thể điều trị đặc hiệu. Viêm mao mạch dưới a cũng chưa tìm được nguyên nhân chính xác. Điều trị theo Tây y chủ yếu làm giảm các triệu chứng và ngăn chặn biến chứng đến hệ tiêu hóa và thận.
Do vậy, nhiều người lựa chọn điều trị viêm mao mạch ở da theo các bài thuốc của Y học cổ truyền. Quan điểm của Y học cổ truyền là cơ thể con người vốn là một chỉnh thể thống nhất, được chi phối bởi hệ tuần hoàn máu. Khi hệ miễn dịch yếu kém, máu huyết không điều hòa đến các cơ quan khác sẽ dẫn đến thương tổn Gan, Thận, dẫn đến phát ban, xuất huyết.
Vì vậy, muốn loại bỏ viêm mao mạch ở da cần chú trọng củng cố hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng làm gốc, giúp tuần hoàn máu được điều hòa, phục hồi chức năng Gan, Thận, tự khắc các nốt xuất huyết sẽ tiêu tan, cơ thể được khỏe mạnh.
Y học cổ truyền còn lưu giữ hàng nghìn bài thuốc, vị thuốc quý giúp tăng cường miễn dịch và tăng tuần hoàn máu như: Đan sâm, Xích thược, Ngưu tất, Đương quy, Hoàng kì, Bạch truật, Kim ngân hoa…. Kết hợp hài hòa các dược liệu mang lại hiệu quả điều trị viêm mao mạch ở da tốt, không gây tác dụng phụ.
Chế độ sinh hoạt cho người mắc viêm mao mạch dưới da
Ăn uống, sinh hoạt là cách đơn giản giúp hỗ trợ điều trị viêm mao mạch dưới da triệt để. Dưới đây là một số bí quyết nên duy trì hàng ngày:
- Người bệnh nên nghỉ ngơi nhiều, tránh vận động quá sức.
- Ăn đồ loãng như cháo, súp để bảo vệ hệ tiêu hóa, hạn chế ăn các loại thức ăn cay, nóng, dầu mỡ, đồ ăn uống khó tiêu.
- Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, đồ ăn có tính mát.
- Bổ sung vitamin C từ thực phẩm và có thể bổ sung liều uống theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tăng miễn dịch.
- Không dùng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá.
Trên đây là một số hiểu biết về viêm mao mạch ở da. Người bệnh khi phát hiện các vết xuất huyết nên sớm đi thăm khám để phân biệt với các căn bệnh tự miễn khác và có biện pháp điều trị thích hợp.