4 bí quyết giúp phòng tránh nguy cơ hoại tử chân ở bệnh nhân tiểu đường
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng cứ khoảng 30s trên thế giới sẽ có 1 ca bệnh nhân phải cắt cụt chi do đái tháo đường. Trong đó, khoảng 70% bệnh nhân có dấu hiệu đầu tiên là loét chân. Để ngăn ngừa biến chứng loét, hoại tử, cắt cụt chân, bệnh nhân đái tháo đường cần có biện pháp kiểm soát đường huyết và chăm sóc bàn chân đúng cách. Bài viết là 5 cách đơn giản nhất giúp ngăn ngừa nguy cơ hoại tử chân ở bệnh nhân tiểu đường.
Vì sao bệnh nhân tiểu đường dễ bị biến chứng bàn chân?
Kiểm soát lượng đường huyết không tốt là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến một loạt các biến chứng nghiêm trọng như:
- Tổn thương thần kinh ngoại biên: Bất kì bệnh nhân đái tháo đường nào cũng có thể gặp tình trạng này. Hệ thần kinh ngoại biên bị rối loạn sẽ dẫn đến bàn chân không thể cảm nhận được nhiệt độ, đau đớn. Vì vậy, ngay cả những vết thương nhỏ nhất cũng có thể rất nghiêm trọng do phát hiện quá muộn.
- Tổn thương mạch máu: Người bệnh đái tháo đường dễ bị biến chứng hẹp mạch máu, xơ vữa động mạch, làm lưu lượng máu di chuyển đến chân giảm nhanh chóng. Điều này dẫn tới các hoạt động ở vùng chân bị ảnh hưởng nghiêm trọng do không nhận đủ lượng máu cần thiết.
- Do nhiễm trùng: Người bệnh bị đái tháo đường thường rất dễ bị nhiễm trùng do lượng đường máu cao dẫn đến vi khuẩn khó bị tiêu diệt kết hợp với lưu lượng máu kém khiến tổn thương lâu lành. Một vết thương nhỏ cũng có thể dẫn đến loét và nhiễm trùng lâu ngày không hết. Nhất là với bệnh nhân bị nhiễm trùng kết hợp với thiếu máu thì nguy cơ cắt cụt chi là rất lớn.
Biểu hiện bệnh lý bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường
Nhóm bệnh nhân tiểu đường dễ bị hoại tử chân nhất
Những người bị tiểu đường kiểm soát đường huyết kém làm gia tăng các biến chứng bàn chân nhanh chóng. Một số yếu tố dẫn đến lượng đường huyết khó được kiểm soát như:
- Người bệnh tuổi cao, thời gian mắc bệnh dài.
- Sức đề kháng kém.
- Người béo phì, thừa cân làm áp lực bàn chân gia tăng nhiều hơn.
- Người sử dụng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích có nguy cơ bị loét bàn chân tăng gấp 3 lần người bình thường.
Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết sớm các nguy cơ bị viêm loét, hoại tử bàn chân như:
- Biến dạng chân: khu vực da chân, móng chân bị biến dạng, có màu tái, tím hoặc đỏ.
- Da chân khô ráp, bong tróc hoặc xuất hiện các vết sần, chai sạn.
- Bàn chân bị rối loạn cảm giác: châm chích, tê bì, đau như có kiến cắn.
- Chân đau, mỏi, khó vận động.
- Có các vết sần, chai, nứt chân.
Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu tổn thương chân dù là nhỏ nhất cũng cần phải lập tức đi khám để được bác sĩ tư vấn vệ sinh chân hàng ngày, dùng thuốc chống nhiễm trùng, ngăn ngừa hoại tử chân.
Nguy cơ cắt cụt chi do hoại tử vì đái tháo đường
Xem thêm: Phương pháp điều trị bệnh lý bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường
Mách bạn 4 cách chăm sóc bàn chân đơn giản nhất
Dưới đây là 5 cách đơn giản nhất giúp giảm nguy cơ hoại tử, cắt cụt chân như sau:
1. Kiểm tra bàn chân hàng ngày
Bạn cần chú ý kiểm tra thường xuyên từ khu vực bắp chân xuống dưới bàn chân để phát hiện sớm những bất thường. Để tránh sai sót tốt nhất bạn nên có lịch kiểm tra chân cố định hàng ngày, chọn nơi có ánh sáng tốt, kết hợp với sử dụng gương để có thể quan sát toàn bộ lòng bàn chân.
Bạn nên chú ý các vùng kẽ chân, móng chân, các vết chai sạn, xước, rộp, khô, nứt hoặc những chỗ đau trên chân của mình để kịp thời liên hệ với bác sĩ chuyên khoa.
2. Vệ sinh bàn chân sạch sẽ
Bạn nên vệ sinh chân mỗi ngày bằng nước ấm, sau đó lau khô bằng khăn bông, không dùng lực quá mạnh.
Nếu da chân khô nứt cần có các loại kem dưỡng ẩm để bảo vệ gót chân. Tuy nhiên, bạn không nên thoa kem vào các kẽ chân có thể gây tích tụ, nhiễm khuẩn cao.
Việc cắt móng chân thường xuyên là cần thiết nhưng phải cẩn thận để tránh làm chầy xước chân. Ngoài ra, tuyệt đối không dùng bất kì vật sắc nhọn nào làm tổn thương vùng da quanh chân.
3. Lựa chọn giày và tất đúng cách
Việc lựa chọn giày tưởng chừng đơn giản nhưng sự thực không như bạn nghĩ. Người mắc đái tháo đường bắt buộc phải mang giày dép thường xuyên để ngăn ngừa các vật nhọn có thể dẫn đến tổn thương chân. Bạn không nên chọn các loại dép xỏ ngón, giày cao gót để tránh ảnh hưởng đến bàn chân.
Tốt nhất nên mang tất thường xuyên và chọn loại giày mềm, không mang các loại giày quá chật để tránh gây các vết phồng rộp ở da. Kinh nghiệm đi mua giày là bạn nên chọn giày rộng rãi, giàu kín gót, có đệm gót.
Trước khi đi giày, bạn nên kiểm tra kĩ bên trong giày có vật gì hay không để tránh tổn thương chân.
Cần kiểm tra giày trước khi mang để đảm bảo không có bất cứ vật nào trong giày như cát bụi, côn trùng,… có thể gây tổn thương đôi chân.
4. Tránh thói quen làm tổn thương chân
Bạn không nên dùng nước nóng để ngâm chân, sưởi chân hoặc hơ chân. Việc dùng nhiệt nóng không cải thiện được chức năng chân mà còn khiến chân bị tổn thương nặng nề hơn.
Khi làm việc bạn cũng không nên ngồi hoặc đứng quá lâu mà cần vận động chân thường xuyên để tránh máu huyết không được lưu thông. Bạn có thể duy trì các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe... để máu huyết được lưu thông.
Khang Mạch Linh hỗ trợ đôi chân khỏe mạnh cho người đái tháo đường
Khang Mạch Linh ngăn chặn nguy cơ hoại tử chân vì bệnh tiểu đường
Khang Mạch Linh là sản phẩm được nghiên cứu dựa trên bài thuốc sử dụng các thảo dược tự nhiên đem lại công dụng:
- Nhóm dược liệu giúp bổ huyết, hoạt huyết: Bạch thược, Xuyên khung, Hoàng đằng, Xích thược, Đương quy.
- Nhóm dược liệu tăng cường chức năng thành mạch: Hoa hòe, Đan sâm, Thục địa.
- Nhóm dược liệu tăng cường sức đề kháng, bổ can thận: Liên kiều, Mộc thông, Thổ phục linh.
Ngoài việc kiểm soát lượng đường huyết thường xuyên, bạn nên dùng Khang Mạch Linh mỗi ngày để hỗ trợ hệ tuần hoàn máu, tăng sức bền thành mạch để giảm nhanh các biến chứng bệnh thần kinh ngoại biên, lở loét, hoại tử ở bệnh nhân tiểu đường.