Ngăn chặn biến chứng cắt cụt chân ở bệnh nhân tiểu đường
Cắt cụt chân là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh đái tháo đường. Ước tính đây là căn bệnh làm tăng tỉ lệ tử vong và tàn phế gấp 4 lần. Thống kê cũng cho thấy trong vòng 24 giờ có tới 225 bệnh nhân đái tháo đường ở Mỹ phải cắt cụt chân. Làm thế nào để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm này? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Tại sao bệnh tiểu đường dẫn đến biến chứng cắt cụt chân?
Theo các bác sĩ, nguyên nhân khiến bệnh nhân tiểu đường dễ bị loét và nhiễm khuẩn nặng là do:
- Yếu tố công việc: Những người có môi trường làm việc như: đồng ruộng, công trường... những nơi khiến họ dễ gặp phải chấn thương, nứt nẻ chân. Đặc biệt môi trường làm việc không sạch sẽ càng khiến nguy cơ bị nhiễm khuẩn và cắt cụt chân gia tăng.
- Kiểm soát đường huyết kém: Những đối tượng có lượng đường huyết cao không được kiểm soát sẽ dẫn đến biến chứng về thần kinh, mất cảm giác ở bàn chân. Thậm chí, khi bị tác động nhiệt nóng hay đau đớn cũng không nhận biết được. Ngoài ra, lượng đường huyết cao còn khiến chân bị viêm loét sẽ rất khó để lành lặn như người bình thường do chúng ức chế hoạt động của bổ thể, bạch cầu. Do đó, ngay cả vết thương nhỏ bình thường cũng có thể tiến triển thành ổ vi khuẩn dẫn đến hoại tử cả bàn chân nhanh chóng.
Bàn chân hoại tử ở bệnh nhân tiểu đường
Phòng ngừa nguy cơ bị cắt cụt chân bằng cách nào?
Để ngăn chặn nguy cơ cắt cụt chân ở bệnh nhân tiểu đường cần phải đặc biệt chú ý:
- Kiểm soát lượng đường huyết: Bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ về việc thiết lập chế độ ăn lành mạnh phù hợp với bệnh nhân tiểu đường, tập thể dục thường xuyên và dùng thuốc kiểm soát đường huyết theo chỉ định.
- Giữ gìn bàn chân tránh bị chấn thương: Bạn cần phải có biện pháp bảo vệ bàn chân như: đi bít tất, đi dép thường xuyên, không đi chân đất, bấm móng chân cẩn thận...
- Vệ sinh chân thường xuyên: Bạn nên vệ sinh kĩ các móng chân, kẽ chân bằng nước ấm hàng ngày sau đó sử dụng khăn mềm lau khô.
- Tăng cường độ ẩm cho chân: Một số kem dưỡng ẩm có thể dùng để thoa vào gót chân và các đầu ngón chân để ngăn ngừa da khô nứt nẻ.
- Kiểm tra bàn chân hàng ngày: Bạn cần theo dõi chân thường xuyên, tránh để hình thành các vết nứt, cắt, phỏng chân, sưng chân. Nếu phát hiện thấy bất kì chấn thương nào, dù là nhỏ nhất cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để ngăn ngừa biến chứng.
- Tuyệt đối không đi các loại giày cao gót, giày đế cao, giày chật có thể làm tổn thương chân.
- Không dùng các chất kích thích, đặc biệt là thuốc lá vì có thể khiến hệ tuần hoàn bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.
- Phát hiện càng sớm càng tốt những dấu hiệu bị tổn thương tuần hoàn máu ở chân như: đau chân, tê mỏi chân, phù nề chân, các vết chai, nứt nẻ chân... để có biện pháp điều trị càng sớm càng tốt.
- Chú ý chăm sóc các vết thương ở chân cẩn thận: Nếu bạn đang bị viêm loét cần phải cẩn trọng, băng bó vết thương hoặc sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm giúp vết thương mau lành.
Những vết loét nhỏ nhất cũng dễ bị hoại tử
Xem thêm: Phương pháp điều trị bệnh lý bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường
Làm gì khi được bác sĩ khuyên phải cắt cụt chân?
Với trường hợp được bác sĩ chẩn đoán nhiễm khuẩn quá nặng và gây hoại tử lan rộng cần phải cắt cụt chân để tránh nguy hiểm đến tính mạng thì bạn hãy tham khảo một số điều cần biết trước khi cắt cụt chân dưới đây:
- Cắt cụt chân là biến chứng nặng nề nhất đối với các vết nhiễm khuẩn.
- Phẫu thuật cắt cụt chân là hoạt động cắt bỏ các tổ chức cơ, xương bị hoại tử, mủ, thối... nhưng vẫn cố gắng giữ lại các mô lành lặn. Nặng nhất là cắt cụt ngón chân, bàn chân hoặc ngang cẳng chân.
- Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân phải nằm viện từ 1 – 2 tuần để theo dõi, và mất khoảng 8 tuần duy trì điều trị kháng sinh, chăm sóc vết thương tại chỗ...
- Sau khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân cần được ổn định tâm lý từ người thân, chuyên gia tâm lý và học cách phục hồi chức năng.
- Bạn có thể tham khảo biện pháp lắp chân giả để có thể thực hiện một số hoạt động sinh hoạt cơ bản.
- Sau cắt cụt chân vẫn cần kiểm soát đường huyết bằng thuốc và chế độ ăn để giảm nguy cơ biến chứng lần thứ 2.
Do vậy, bạn cần phải đặc biệt cẩn trọng khi lựa chọn phương án cắt cụt chân.
Cắt cụt chân để lại rất nhiều di chứng
Khang Mạch Linh – Ngăn ngừa nguy cơ cắt cụt chân ở bệnh nhân tiểu đường
Khang Mạch Linh hỗ trợ điều trị bệnh mạch máu ngoại biên ở bệnh nhân đái tháo đường
Để giúp máu huyết được điều hòa, giảm bớt những biến chứng ảnh hưởng đến hệ thần kinh ngoại biên, bạn có thể sử dụng các dược liệu của Y học cổ truyền đem lại công dụng điều huyết, hoạt huyết, bổ huyết như: Đan sâm, Xích thược, Hoàng cầm, Thục địa, Xuyên khung... Các thảo dược này rất tốt trong việc tăng cường lượng máu đến với các chi, giúp tăng độ bền thành mạch, ngăn ngừa viêm loét dưới da.
Sản phẩm Khang Mạch Linh được bào chế 100% từ thảo dược tự nhiên với các nhóm dược liệu bổ máu, tác động vào Can, Tỳ, Thận và hỗ trợ thành mạch, giảm tê bì chân tay, biến chứng hoại tử ở bệnh nhân tiểu đường.
Khang Mạch Linh được Bộ Y tế kiểm duyệt về chất lượng đạt chuẩn GMP. Bạn nên kết hợp với biện pháp kiểm soát lượng đường huyết để ngăn ngừa biến chứng hoại tử, cắt cụt chân do đái tháo đường.