Những điều bạn cần biết về chứng cryoglobulin huyết
Hội chứng cryoglobulin huyết (cryoglobulinemia) là một dạng bệnh lý trong máu, hình thành do phản ứng của hệ miễn dịch chống lại các kháng nguyên và kháng thể. Cụ thể, hội chứng này gây nên những biến chứng nguy hiểm nào? Có điều trị được không? Hãy cùng nghe ý kiến của chuyên gia về mạch máu lí giải nhé!
Tìm hiểu chung về Hội chứng cryoglobulin huyết
Hội chứng cryoglobulin hiểu đơn giả là trong máu có cryoglobulin. Đây là chỉ số cho thấy sự phức hợp miễn dịch do sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể dẫn đến kết tủa ở nhiệt độ thấp dẫn đến lắng đọng ở trong nội mạc. Cryoglobulin có trong máu tạo nên sự vón cục ở huyết thanh và huyết tương.
Cryoglobulin làm tăng độ nhớt trong máu nên dẫn đến cản trở lưu thông máu. Điều này dẫn đến các phản ứng miễn dịch lên da, xương khớp và hệ thần kinh ngoại biên. Vì vậy, hội chứng này gây nên phản ứng: ban xuất huyết và đau khớp.
Hình ảnh chân của bệnh nhân mắc chứng Cryoglobulin
Phân loại hội chứng cryoglobulin huyết
Theo nghiên cứu, chứng cryoglobulin huyết bao gồm các loại:
- Type I: Đây là loại do các kháng thể đơn dòng gây nên, chủ yếu là IgG, IgM (đôi khi là IgA). Bệnh này chủ yếu xuất hiện ở những bệnh nhân đau tủy xương, mắc hội chứng Waldenstrom.
- Type II: Đây là thể bệnh do Cryoglobulin hỗn hợp được tạo nên từ kháng thể đa dòng kết hợp với 1 kháng thể đơn dòng.
- Type III: Thể bệnh này cũng là cryoglobulin hỗn hợp nhưng hình thành do globulin miễn dịch toàn bộ là kháng thể đa dòng. Nguyên nhân gây bệnh do các bệnh lý nền tạo nên.
Triệu chứng nhận biết chứng Cryoglobulin huyết
Dựa vào phân loại chứng Cryogobulin bạn có thể nhận thấy các dấu hiệu nhận biết như sau:
- Dấu hiệu chứng cryoglobulin huyết type I bao gồm:
+ Đầu ngón tay, ngón chân bị xanh tím.
+ Mắt bị xuất huyết.
+ Có bệnh lý huyết khối động mạch.
+ Có các triệu chứng của hiện tượng Raynaud.
- Dấu hiệu nhận biết chứng cryoglobulinemia huyết type II và III là:
+ Bệnh viêm cầu thận.
+ Cảm thấy sưng đau, viêm khớp ở bàn chân, đầu gối, mắt cá chân.
+ Tổn thương xuất huyết dưới da.
+ Có biểu hiện tổn thương dây thần kinh ngoại biên, xuất hiện triệu chứng hoại tử, nổi mề đay, viêm loét da.
+ Đau xương khớp, đau bụng.
+ Dị cảm thần kinh, đau dây thần kinh ngoại biên.
+ Miệng, mắt khô.
Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bạn nên đi khám sớm để được điều trị kịp thời.
Biến chứng nặng nề của Cryoglobulin
Nguyên nhân dẫn đến chứng cryoglobulin huyết là gì?
Chứng cryoglobulin huyết là căn bệnh chưa tìm được nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm ra một số yếu tố tác động dẫn đến kích hoạt hệ miễn dịch như:
- Tính chất di truyền.
- Bệnh lý truyền nhiễm như: viêm gan B, C, HIV, Bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng do virus, sốt rét, bệnh toxoplasmosis.
- Do bệnh ung thư, đa u tủy, bạch cầu lympho mạn tính, tăng globulin đại phân tử Waldenstrom.
- Do một số bệnh rối loạn tự miễn như: lupus ban đỏ, hội chứng Sjogren, viêm khớp dạng thấp.
Bệnh chủ yếu xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới. Độ tuổi mắc bệnh đa số là những người trung niên.
Phương pháp chẩn đoán chứng cryoglobulin huyết
Xét nghiệm máu là biện pháp không thể thiếu để chẩn đoán chứng cryoglobulin huyết. Tuy nhiên, mẫu máu cần phải được giữ trong khoảng 37 độ C, không có chất kháng đông mới đem lại kết quả chính xác.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm một số xét nghiệm như:
Xét nghiệm yếu tố dạng thấp (RF), có thể xác định được bệnh ở type II và III.
- Sinh thiết: Lấy sinh thiết da ở vùng mô tổn thương để phát hiện ra hình ảnh viêm mạch máu.
- Xét nghiệm công thức máu: Giúp phỏng đoán bệnh thiếu máu, nhiễm trùng, bệnh bạch cầu.
- Xét nghiệm nước tiểu: Giúp chẩn đoán mức độ tổn thương thận.
- Xét nghiệm chức năng gan và huyết thanh học: Giúp đánh giá nguyên nhân gây bệnh có phải viêm gan B, C hay HIV không.
- Xét nghiệm kháng thể kháng nhân: Giúp chẩn đoán nguyên nhân có phải lupus ban đỏ hay không.
- Xét nghiệm độ lắng hồng cầu để chẩn đoán bệnh lý về máu.
- Làm điện di huyết thanh và nước tiểu để chẩn đoán nguyên nhân do rối loạn tăng sinh tế bào lympho.
Để chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm bổ sung.
Phương pháp điều trị chứng cryoglobulin huyết
Điều trị chứng cryoglobulin cần phải căn cứ vào type bệnh để ngăn chặn các biến chứng trên da, thận và khớp. Cụ thể như:
- Trường hợp người bệnh có dấu hiệu tổn thương thận hoặc hệ thống dây thần kinh: Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch như: corticosteroid, cyclophosphamide hoặc azathioprine. Lưu ý: Các loại thuốc này gây rất nhiều tác dụng phụ, nhất là khi cơ thể có sẵn một số bệnh lý trước đó.
- Người bệnh cảm thấy đau xương khớp, mệt mỏi, xuất huyết dưới da: Nên dùng thuốc kháng viêm không steroid theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Sử dụng liệu pháp huyết tương thay thế: Biện pháp này thường ít được dùng do không triệt để, chỉ được ứng dụng trong trường hợp có biến chứng đe dọa tính mạng.
Tiên lượng bệnh Cryoglobulin huyết là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu đường tiêu hóa, xuất huyết ohoori, suy tim, viên gan, xơ gan và gây tổn thương hệ thần kinh. Vì vậy, bạn nên phát hiện các triệu chứng và điều trị càng sớm càng tốt.
Xem thêm: Bệnh viêm mạch ngoài da: Biến chứng không thể coi thường
Khang Mạch Linh – hỗ trợ cho bệnh nhân mắc cryoglobulin huyết
Khang Mạch Linh - Hỗ trợ điều trị bệnh lý về mạch máu
Cryoglobulin huyết là một dạng bệnh lý về mạch máu. Vì vậy, rất nhiều bệnh nhân lựa chọn điều trị theo phương pháp của Y học cổ truyền để tránh những biến chứng khi dùng thuốc Tây y và điều trị bệnh tận gốc.
Khang Mạch Linh là sản phẩm được bào chế dựa trên công thức kết hợp các dược liệu bồi bổ máu, tăng cường lưu thông máu huyết, bảo vệ thành mạch và thanh nhiệt, giải độc tố, tăng miễn dịch giúp xua tan nỗi lo bệnh lý về mạch máu.
Bạn có thể sử dụng Khang Mạch Linh mỗi ngày kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, tránh xa thuốc lá và các chất kích thích, tập thể dục thể thao thường xuyên để bệnh nhanh khỏi.