Bệnh động mạch ngoại biên chi dưới: Báo động lở loét, hoại tử, cắt cụt chi
Bệnh động mạch ngoại biên chi dưới gây giảm lưu lượng máu đến chân nghiêm trọng, dẫn đến ảnh hưởng đến đầu chi. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người mắc bệnh động mạch ngoại biên có nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ cao gấp 6-7 lần so với người bình thường. Dưới đây là những thông tin cơ bản về bệnh động mạch ngoại chi giúp bạn ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm nhất.
Tìm hiểu chung về bệnh động mạch biên chi dưới
Bệnh động mạch ngoại biên hiểu đơn giản là ảnh hưởng đến vùng động mạch, do xuất hiện xơ vữa động mạch, huyết khối, thuyên tắc, viêm hoặc loạn sản sợi cơ động mạch.
Trong đó, nguyên nhân chính gây nên bệnh động mạch ngoại biên là do xơ vữa động mạch. Có rất nhiều yếu tố gây nên bệnh như: tuổi tác cao, tiền sử hút thuốc lá, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, huyết áp cao hoặc bệnh lý tăng homocystein máu.
Triệu chứng của bệnh động mạch biên chi dưới
Bệnh động mạch ngoại biên chi dưới dẫn đến thiếu máu chi dưới trầm trọng, làm hình thành các triệu chứng như:
- Đau bắp chân, ban đầu tình trạng đau cách hồi (đau nhiều khi vận động, nghỉ ngơi sẽ hết), sau đó tiếp tục đau liên tục ngay cả khi nghỉ ngơi vẫn không khỏi.
- Khi chân bị thiếu máu sẽ dẫn đến lở loét hoại tử từng phần, biến dạng da chân.
Các triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác như: đau xương khớp, viêm tắc tĩnh mạch... vì vậy cần phải được chẩn đoán bằng các phương pháp chuyên khoa để xác định chính xác thể trạng và điều trị đúng cách.
Hẹp động mạch ở chân
Điều trị bệnh động mạch biên chi dưới theo Tây y
Tây y chú trọng giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh động mạch ngoại biên là chính, hoàn toàn chưa có loại thuốc đặc trị bệnh hiệu quả. Để cải thiện các triệu chứng, bạn có thể tham khảo một số phương pháp như:
- Điều trị các yếu tố nguy cơ:
+ Ngưng thuốc lá:
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ vữa động mạch. Thành phần trong thuốc lá làm gia tăng LDL, CO trong máu khiến mạch máu yếu và tăng nguy cơ bị xơ vữa. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hít khói thuốc lá còn khiến tiểu cầu tăng độ kết dính, tăng fibrinogen, Hct dẫn đến máu đặc quánh, khó lưu chuyển đến các cơ quan. Vì vậy, bỏ thuốc lá là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh động mạch ngoại biên, thúc đẩy tuần hoàn máu, tốt cho hệ tim mạch.
+ Kiểm soát lượng đường huyết:
Người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường cần đặc biệt chú ý kiểm soát lượng đường huyết bằng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và chú trọng chế độ ăn uống. Ngoài ra, bạn cũng cần chú trọng theo dõi các tổn thương ở chân nhiều nhất có thể để do một vết thương nhỏ cũng khó lành lặn, dễ viêm loét và nhiễm trùng chân.
+ Ức chế HMG - CoA Reductase (statin):
Đây là loại thuốc giúp ngăn chặn tăng cholesterol trong máu, giúp ngăn chặn sự cố về tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim... Trường hợp phát hiện nồng độ LDL <100mg/dL (<2,59mmol/L) cần phải có biện pháp điều trị tăng triglyceride và hạ HDL để nồng độ LDL đích cần đạt được là <70mg/dL sẽ ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa.
+ Theo dõi huyết áp:
Với những bệnh nhân mắc động mạch ngoại biên có nguy cơ tăng huyết áp đột biến. Vì vậy cần phải có biện pháp điều chỉnh huyết áp đạt ngưỡng <140/90mmHg. Trường hợp bệnh nhân tiểu đường và suy thận phải thường xuyên kiểm tra huyết áp <130/80mmHg.
+ Kháng tiểu cầu:
Kháng tiểu cầu giúp ngăn chặn các sự cố về mạch máu. Bác sĩ có thể tư vấn bạn sử dụng clopidogrel lớn để giảm bớt nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên cần đặc biệt cẩn trọng để giảm thiểu tác dụng phụ là xuất huyết.
- Điều trị cải thiện chức năng:
+ Tập luyện phục hồi chức năng:
Mặc dù chân của bạn đau nhưng vẫn cần phải tập luyện hàng ngày để máu huyết được lưu thông, bạn càng nằm hoặc ngồi yên một chỗ cả ngày càng khiến bệnh nặng nề hơn. Bạn nên tham khảo bài tập đi bộ thời gian ngắn dài tùy thuộc vào tình hình sức khỏe.
+ Dùng thuốc kết hợp:
Bác sĩ có thể tư vấn bạn sử dụng cilostazol và naftidrofuryl để giảm đau, kháng tiểu cầu, giãn mạch. Tuy nhiên, 2 loại thuốc này có tác dụng phụ là gây rối loạn đường tiêu hoá nên cần cẩn trọng.
- Phương pháp phẫu thuật mạch máu:
Biện pháp phẫu thuật chỉ nên dùng cho những trường hợp bệnh nặng. Hiện nay có các hình thức phẫu thuật như: tái thông bằng can thiệp nội mạch hoặc phẫu thuật. Tùy thuộc vào độ tuổi, bệnh lý kèm theo, tổn thương có nghiêm trọng không mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn.
Bệnh động mạch ngoại biên còn ảnh hưởng đến tay
Khang Mạch Linh – Đem tin vui đến với người mắc bệnh động mạch ngoại biên
Khang Mạch Linh đem tin vui đến với người mắc bệnh mạch máu
Bệnh động mạch ngoại biên chi dưới không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động mà còn làm tăng nguy cơ tử vong, nhất là với những bệnh nhân lớn tuổi và có bệnh lý đi kèm.
Theo Y học cổ truyền, điều trị các bệnh lý về mạch máu cần chú trọng bổ huyết, điều huyết, thúc đẩy hệ tuần hoàn mới có thể ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Ngoài ra, với những bệnh nhân đã có dấu hiệu lở loét, hoại tử cần phải kết hợp các dược liệu giúp kháng viêm tự nhiên, tăng hệ miễn dịch để vết thương nhanh lành lặn.
Khang Mạch Linh là sản phẩm được đúc kết nghiên cứu từ các bài thuốc cổ của Y học cổ truyền, vừa giúp bổ máu, tăng lưu thông máu, vừa tăng sức bền thành mạch như: Hoa hòe, Xuyên khung, Đan sâm, Đương quy... Sản phẩm được Bộ Y tế kiểm duyệt về chất lượng, đem lại hiệu quả trong việc hỗ trợ trị bệnh lý về mạch máu.