Các yếu tố thuận lợi dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch
Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới có thể dẫn đến huyết khối tĩnh mạch. Nguyên nhân gây viêm tắc tĩnh mạch chi dưới thường do các van tĩnh mạch ở chân bị suy yếu dẫn đến máu ứ đọng không thể quay về tim. Tuy nhiên các yếu tố nào có thể tác động làm tăng nguy cơ viêm tắc tĩnh mạch? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Đáng lo ngại về con số thống kê bệnh viêm tắc tĩnh mạch
Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới là căn bệnh nguy hiểm nhưng rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý khác. Việc chẩn đoán và điều trị viêm tắc tĩnh mạch quá muộn có thể dẫn đến cục máu đông di chuyển đến động mạch phổi gây thuyên tắc phổi, đột tử bất ngờ.
Ước tính có khoảng 50.000 bệnh nhân ở Mỹ đột tử hàng năm do thuyên tắc phổi. Nghiên cứu chỉ ra rằng viêm tắc tĩnh mạch sâu chính là “thủ phạm” phá hủy các van tĩnh mạch, dẫn đến phù nề, loét chi dưới. Khoảng 60% bệnh nhân bị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới dẫn đế biến chứng huyết khối tĩnh mạch do không phát hiện kịp thời và điều trị sai cách.
Trường hợp có cục máu đông trong lòng tĩnh mạch sẽ khiến cản trở quá trình vận chuyển máu từ chi dưới lên đến tim. Tình trạng này có thể dẫn đến ứ trệ lòng mạch, thoát dịch lòng mạch dẫn đến viêm tĩnh mạch. Các chân bị tắc dẫn đến tình trạng nóng, đỏ, đau chân, sưng chân to hơn so với bên lành lặn.
Mô tả mạch máu ngoại biên bị tắc nghẽn
Các yếu tố thuận lợi dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch
Viêm tắc tĩnh mạch khi mới chớm bệnh rất khó để phát hiện. Bạn nên chú ý các biểu hiện đau chân, nổi tĩnh mạch để sớm phát hiện bệnh.
Mặc dù nguyên nhân dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch đã được làm rõ là do tình trạng tăng đông máu, máu huyết không đông dẫn đến tổn thương nội mạc tĩnh mạch.
Các yếu tố thuận lợi của bệnh viêm tắc tĩnh mạch bạn cần đặc biệt chú ý như:
- Người tuổi càng cao càng dễ mắc viêm tắc tĩnh mạch.
- Người béo phì, thừa cân, tốc độ lưu thông máu kém.
- Người có tiền sử mắc suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
- Người ít vận động, phải đứng hoặc ngồi lâu 1 chỗ.
- Người vừa trải qua phẫu thuật, phải nằm bất động trong thời gian dài.
- Người tiêm chích ma túy.
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc như: thuốc tránh thai, thuốc điều trị ung thư…
- Do yếu tố ngoại khoa: Bệnh nhân đã trải qua các cuộc phẫu thuật chấn thương vùng chi dưới như: thay khớp gối, khớp háng, phẫu thuật ổ bụng, tiểu khung... đều là những đối tượng cao dễ mắc bệnh.
- Tác động của yếu tố sản khoa: Chị em mang thai dễ bị viêm tắc tĩnh mạch do thay đổi hormone, thai chèn ép đến tĩnh mạch.
- Do tác động của nội khoa: Những bệnh nhân có tiền sử điều trị tai biến mạch máu não, ung thư, suy tim... phải nằm bất động trong thời gian dài rất dễ mắc bệnh.
- Bệnh lý tăng đông máu: Tình trạng rối loạn tăng đông máu thường gặp như: thiếu hụt protein C, protein S, antithrombin III, yếu tố V Leyden... hoặc bệnh nhân có tiền sử mắc hội chứng kháng phospholipid, hội chứng thận hư, xơ gan… cũng là yếu tố thuận lợi dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch.
Phân biệt viêm tắc tĩnh mạch với động mạch chi dưới
Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới
Người mắc viêm tắc tĩnh mạch chi dưới có biểu hiện lâm sàng là chân sưng, nóng, đỏ, đau. Khi chẩn đoán cần phải phân biệt với các bệnh lý khác như:
- Tụ máu trong cơ: Chủ yếu gặp sau chấn thương.
- Vỡ kén hoạt dịch sau khoeo chân: Thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi bị thoái hóa khớp.
Muốn chẩn đoán chính xác cần phải thực hiện siêu âm tĩnh mạch để phát hiện sớm cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Một số biện pháp điều trị thường dùng trong Tây y như:
- Dùng thuốc chống đông: Thường được sử dụng tiêm truyền dưới da. Loại thuốc thường dùng là: heparin và heparin trọng lượng phân tử thấp để ngăn chặn hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch.
- Băng chun áp lực hay tất áp lực y tế: Các loại tất có tính đàn hồi cao thường dùng là áp lực từ 20 – 30 mmHg, giúp cải thiện lưu thông máu để ngăn ngừa suy tĩnh mạch mạn tính.
- Chế độ vận động, dinh dưỡng: Bạn có thể đi lại nhẹ nhàng, không nên đứng hay ngồi im một chỗ. Bạn nên tránh ăn các thực phẩm gây táo bón, đồ ăn nhiều dầu mỡ dẫn đến tăng cân, cản trở lưu thông máu. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả là phương pháp hỗ trợ tốt nhất. Ngoài ra, nếu sử dụng thuốc chống đông cần phải cẩn thận tránh xây xát rất khó để cầm máu.
- Lưu ý về thời gian điều trị: Nếu điều trị thuốc chống đông qua đường tiêm, bệnh nhân sẽ phải nằm khoảng 7 – 10 ngày dẫn đến biến chứng thuyên tắc phổi. Điều trị thuốc chống đông thông qua đường uống cũng cần phải dựa vào các chỉ số xét nghiệm máu để điều chỉnh cho phù hợp.
- Khuyến cáo: Thời gian đeo tất vớ viêm tắc tĩnh mạch phải ít nhất 2 năm để tăng lưu thông máu.
Biện pháp đơn giản phòng tránh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới
Dưới đây là một số cách đơn giản giúp bạn phòng tránh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới:
- Đối với những bệnh nhân có tiền sử mắc viêm tắc tĩnh mạch, vừa trải qua phẫu thuật chỉnh hình... Người nhà cần phải thực hiện thay đổi tư thế thường xuyên, xoa bóp chân, đeo tất áp lực cho bệnh nhân để đề phòng huyết khối tĩnh mạch.
- Những chị em thường xuyên dùng thuốc tránh thai định kì nên theo dõi theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.
- Khi có thai chị em nên kiểm soát cân nặng, không nên tăng cân quá nhanh ảnh hưởng đến tuần hoàn máu ở chân.
- Sau khi mổ sinh con chị em nên vận động nhiều, xoa bóp chân tay, tránh nằm một chỗ lâu ngày.
- Kiểm soát cân nặng bằng cách tập thể dục thường xuyên, tránh béo phì, thừa cân.
- Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả để tốt cho thành mạch.
Bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bệnh nhân viêm tắc tĩnh mạch. Nếu bạn có nhu cầu cần giải đáp về bệnh lý này hãy liên hệ hotline: 0982. 91.55.53 để được tư vấn thêm.