Chẩn đoán và điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu theo Y học hiện đại
Huyết khối tĩnh mạch sâu là căn bệnh gây đông máu trong tĩnh mạch sâu, chủ yếu ở đùi, bắp chân và vùng chậu. Chẩn đoán và điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu theo Y học hiện đại như thế nào? Cùng tìm hiểu để phòng tránh biến chứng thuyên tắc động mạch phổi.
Bài viết xem thêm:
Điều trị viêm tắc tĩnh mạch theo quan điểm Đông y
Viêm tắc tĩnh mạch bên và những điều cần biết ngay
Phương pháp mới chữa huyết khối tĩnh mạch nông
Biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu: Nguy hiểm khó lường
Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới do cục máu đông hình thành ở vùng tĩnh mạch khoeo, tĩnh mạch đùi và tĩnh mạch chậu. Thống kê khoảng 50% bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới dẫn đến tắc mạch phổi.
Bệnh còn gây nguy cơ dẫn đến ung thư, nhất là với bệnh nhân cao tuổi. Bệnh dễ gây ung thư ruột, tụy.
Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu thường xuất phát từ van tĩnh mạch. Khi cục máu đông (có chứa thrombin, fibrin, hồng cầu và tiểu cầu ít) có thể di chuyển đến động mạch phổi dẫn đến thuyên tắc, gây tử vong.
Huyết khối tĩnh mạch cũng là biến chứng phổ biến trong thai kì, dẫn đến thiếu máu cục bộ, tăng nguy cơ hoại tử. Huyết khối tĩnh mạch được phân loại có viêm tắc tĩnh mạch trắng và viêm tắc tĩnh mạch xanh. Trong đó, viêm tắc tĩnh mạch xanh xuất phát từ u huyết khối tĩnh mạch khổng lồ, dẫn đến tắc tĩnh mạch gần, làm thiếu máu chân, gây đau, ngứa và hoại tử.
Trường hợp hiếm gặp, cục máu đông có thể bị nhiễm trùng do các tác nhân như liên cầu, vi khuẩn gây sốt, thậm chí nhiễm trùng huyết gây nguy hiểm đến tĩnh mạng.
Huyết khối tĩnh mạch có thể gây tử vong do thuyên tắc động mạch phổi
Chẩn đoán càng sớm, điều trị càng hiệu quả
Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể nhận biết dựa vào một số dấu hiệu lâm sàng như:
- Đau mơ hồ, đau dọc theo đường tĩnh mạch, dẫn đến phù nề, ban đỏ.
- Cảm giác đau đớn, khó chịu ở bắp chân tăng cao khi gấp mặt mu vào cẳng chân.
- Đau, sưng toàn bộ chân.
- Có thể sốt nhẹ.
- Khó thở, ho, đau ngực nếu thuyên tắc động mạch phổi.
Huyết khối tĩnh mạch chủ yếu gặp ở đùi, bắp chân và vùng chậu
Ngoài ra, chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu sẽ chính xác hơn khi thực hiện một số xét nghiệm như:
- Siêu âm Doppler mạch (siêu âm duplex): Dựa vào quan sát hình ảnh tĩnh mạch để phát hiện các dòng chảy Doppler thất thường. Siêu âm tốt nhất nên thực hiện ở vùng đùi và khoeo.
- Xét nghiệm d-Dimer: Giúp phát hiện mức độ tan Fibrin trong máu và xác định vị trí huyết khối. Kết quả xét nghiệm cũng cần phân biệt với bệnh gan, ung thư, chấn thương.
- Chụp tĩnh mạch cản quang: Phương pháp này được xem là cách chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu hiệu quả nhất.
- Một số biện pháp khác như: chụp tĩnh mạch MRI và MRI trực tiếp cũng giúp chẩn đoán vị trí huyết khối và mức độ tắc mạch máu.
Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu
Dự phòng bệnh và ngăn chặn các biến chứng chủ yếu sử dụng thuốc chống đông máu bằng Heparin đường tiêm hoặc đường uống. Thuốc chống đông máu giúp ngăn chặn nguy cơ suy giãn tĩnh mạch mạn tính, hội chứng hậu huyết khối.
Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa là sử dụng Heparin đường tiêm trọng lượng phân tử thấp trong thời gian ngắn từ 24 đến 48 giờ. Thời gian dùng thuốc cần căn cứ vào thể trạng để tránh những biến chứng nghiêm trọng khác.
Một số loại thuốc chống đông máu thường dùng như: Heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWHs như: enoxaparin, dalteparin, tinzaparin), Heparin không phân đoạn (UFH), Fondaparinux, Warfarin....
Thuốc chống đông máu có thể làm tăng nguy cơ đông máu, tăng men gan, loãng xương, hạ kali máu, hoại tử da... nên cần phải đặc biệt chú ý khi dùng thuốc.
Nhất là những người có tuổi cao, tiền sử xuất huyết tiêu hóa hoặc đột quị, đái tháo đường.... cần cẩn trọng, dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để ngăn chặn các biến chứng.
Những bệnh nhân chỉ định chống đông máu hoặc bị thuyên tắc động mạch phổi tái phát nên thay thế bằng lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới (IVCF), thuốc tiêu huyết khối hoặc phẫu thuật.
Phẫu thuật ít khi cần thiết. Tuy nhiên, lấy huyết khối, phẫu thuật vùng chậu, hoặc cả hai đều bắt buộc đối với viêm tắc tĩnh mạch trắng và xanh không có đáp ứng với thuốc tiêu sợi huyết để ngăn ngừa tình trạng hoại tử có tổn thương chi.
Một số biện pháp dự phòng và điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu
Phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu
Đối với những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh cần được dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu càng sớm càng tốt với các biện pháp như:
- Bệnh nhân nằm bất động cần được sử dụng thuốc chống đông máu, dùng khí bơm hơi áp lực kết hợp với làm các xét nghiệm d-dimer, siêu âm mạch máu thường xuyên.
- Bệnh nhân đã phẫu thuật thành công cần chú ý tham khảo vật lý trị liệu, dùng tất áp lực, bơm khí tạo áp lực, thuốc chống đông theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Chẩn đoán càng sớm càng giúp điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu hiệu quả. Bạn hãy chú ý đến các dấu hiệu đau nhức chân để sớm đi thăm khám và điều trị, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.