Dùng thuốc chống đông máu trị huyết khối tĩnh mạch cần lưu ý điều gì?
Thuốc chống đông máu là phương pháp được Tây y sử dụng nhiều nhất để ngăn chặn sự phát triển của cục máu đông trong thành mạch. Tuy nhiên, thuốc chống đông máu có rất nhiều tác dụng phụ, làm tăng nguy cơ chảy máu nếu kết hợp với các thực phẩm hoặc các loại thuốc khác. Dưới đây là lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa dành cho những bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông máu để giảm thiểu tối đa tác dụng phụ nguy hiểm cho người bệnh.
Bài viết liên quan:
Các yếu tố thuận lợi dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch
Điều trị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới bằng thảo dược Đông y
Bệnh huyết khối tĩnh mạch: Triệu chứng và cách điều trị
1. Dùng thuốc chống đông máu không nên ăn gì?
Lưu ý đầu tiên khi sử dụng thuốc chống đông máu là chú ý các thực phẩm ăn uống hàng ngày. Thuốc chống đông máu kháng vitamin K có tác dụng ngăn chặn quá trình đông máu do vitamin K, giúp giảm liều lượng vitamin K có trong cơ thể. Nhờ đó, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông hiệu quả.
Tuy nhiên, khi dùng loại thuốc này, bác sĩ khuyên bạn không nên ăn các thực phẩm có chứa vitamin K ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
Bạn nên biết rằng cơ thể tự tổng hợp vitamin K theo cơ chế hấp thụ từ nguồn thực phẩm. Nếu nguồn thực phẩm giàu vitamin K kết hợp với thuốc chống đông máu sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Thực phẩm giàu vitamin K có nhiều trong rau xanh, cải xoăn, dầu đậu nành, sữa nguyên kem, dâu tây, bông cải xanh, mù tạt, mùi tây, măng tây, rau diếp....
Một số loại đồ uống có chứa nhiều vitamin K không nên sử dụng khi dùng thuốc chống đông máu như: rượu, nước ép việt quất, nước ép bưởi... làm tăng nguy cơ chảy máu.
Nhóm thực phẩm giàu vitamin K
2. Tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa
Dùng thuốc chống đông máu cần sử dụng thuốc đều đặn hàng ngày, đúng giờ giấc cố định. Bạn tuyệt đối không nên tự ý dừng thuốc nếu không có sự chỉ dãn của bác sĩ chuyên khoa.
Nếu bạn đã quên uống thuốc hãy nhớ uống ngay lập tức liều đã quên. Nếu ngày hôm sau, hãy uống như bình thường, tuyệt đối không uống uống thêm liều đã quên.
Ngoài ra, trong quá trình dùng thuốc chống đông máu cũng cần theo dõi khám và xét nghiệm máu thường xuyên để điều chỉnh liều lượng phù hợp nhất với thể trạng.
3. Kiểm tra INR hàng ngày
Khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa là bạn nên có máy kiểm tra INR để đánh giá tác dụng của thuốc chống đông máu. Khi chỉ số INR quá cao cần liên hệ gấp với bác sĩ để được tư vấn.
4. Chăm sóc răng miệng kĩ lưỡng
Dùng thuốc chống đông máu sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu chân răng và các bệnh lý về răng miệng. Nếu bạn phải nhổ răng cần đặc biệt chú ý vì thuốc có thể gây khó cầm máu.
Chăm sóc răng miệng, tránh để chảy máu răng rất khó cầm máu
5. Uống thuốc kết hợp phải tham khảo ý kiến của bác sĩ
Có rất nhiều loại thuốc gây tác dụng phụ nếu dùng chung với thuốc chống đông máu. Vì vậy, bạn không nên kết hợp bất cứ loại thuốc nào nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn. Một số loại thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu khi dùng chung với thuốc chống đông máu như: thuốc kháng sinh, Amiodarone, Clopidogrel, Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin và các thuốc giảm đau, chống viêm không steroid khác, Ranitidine ....
Một số thuốc khác làm giảm công dụng của thuốc chống đông như: vitamin tổng hợp có chứa vitamin K, dầu cá, nhân sâm, Co-Enzyme Q10, dầu lanh, nhân sâm...
6. Tránh vận động mạnh gây chảy máu
Bạn nên hạn chế tối đa các hoạt động dễ gây chảy máu bởi vì tác dụng phụ của thuốc chống đông máu là làm tăng nguy cơ chảy máu, khó cầm máu rất nguy hiểm.
7. Đi khám gấp nếu nhận thấy các dấu hiệu lạ
Nếu bạn chảy máu kéo dài hơn 10 phút, bị bầm tím dưới da lâu ngày, chảy máu chân răng, rong kinh, chảy máu mũi, đi ngoài lẫn máu, nôn ra máu, đái ra máu, mệt mỏi, đau đầu... nên đi khám càng sớm càng tốt.
Vết bầm tím xuất hiện bất thường trên da
8. Không nên có thai khi dùng thuốc chống đông máu
Bác sĩ khuyến cáo bạn nên dùng biện pháp tránh thai trong quá trình dùng thuốc chống đông máu để ngăn chặn nguy cơ dị tật thai nhi.
Trên đây là 8 điều lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc chống đông máu trị huyết khối tĩnh mạch sâu. Bạn hãy tuân thủ thời gian uống thuốc, liều lượng thuốc và duy trì các thói quen tốt cho thành mạch để ngăn chặn biến chứng đột tử của huyết khối tĩnh mạch.