Bạn hỏi – bác sĩ trả lời những câu hỏi thường gặp về suy tĩnh mạch chi dưới
WHO ước tính bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường gặp ở 35% bệnh nhân trong độ tuổi lao động và khoảng 50% những người đã nghỉ hưu. Trong đó, tỉ lệ nữ giới mắc bệnh cao gấp 3 lần nam giới. Bài viết giúp tổng hợp các câu trả lời của bác sĩ để giải đáp những câu hỏi thường gặp nhất của bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
Câu hỏi 1:
Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi nhận thấy trên chân có nhiều mạch máu nổi xanh, ngoằn ngoèo dưới da. Tôi cảm thấy hơi đau tức vùng bụng chân. Đây là dấu hiệu của bệnh gì và có nguy hiểm đến tính mạng không?
(Phùng Minh Vân, Đà Nẵng)
Trả lời:
Chào bạn Minh Vân!
Những dấu hiệu trên của bạn đều là dấu hiệu mắc suy giãn tĩnh mạch giai đoạn sớm. Rất nhiều bệnh nhân khi cảm thấy đau tức vùng bụng chân cho rằng mình bị đau xương khớp nên điều trị bệnh sai lầm và gây biến chứng nhanh hơn.
Dấu hiệu mắc suy giãn tĩnh mạch ban đầu còn có thêm triệu chứng nặng chân, mỏi chân, phù nhẹ, châm chích, tê mỏi chân như có kiến bò, chuột rút nhiều vào ban đêm.
Mặc dù suy giãn tĩnh mạch rất ít ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Nhưng bệnh có thể trở nặng khi tĩnh mạch xuất hiện cục máu đông dẫn đến tắc mạch máu, đặc biệt nguy hiểm khi di chuyển đến động mạch phổi dẫn đến suy hô hấp và đột tử. Vì vậy tốt nhất bạn nên đi khám sớm để được tư vấn và hỗ trợ điều trị.
Câu hỏi 2:
Tôi là Nguyễn Thanh Xuân, tôi làm công việc văn phòng phải liên tục ngồi trong nhiều giờ liền. Được biết yếu tố công việc như vậy có nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch. Có cách nào để phòng tránh suy giãn tĩnh mạch hay không, vì tôi nghe nói bệnh này khá nguy hiểm và mất thẩm mỹ.
(28 tuổi, Bình Phước)
Trả lời:
Chào bạn Thanh Xuân!
Đúng như hiểu biết của bạn, khi yếu tố công việc đứng hay ngồi quá lâu cũng là một trong những yếu tố khiến bạn dễ bị giãn tĩnh mạch chi dưới. Tĩnh mạch chân có khả năng vận chuyển máu quay trở lại tim. Khi bạn đứng hoặc ngồi quá lâu sẽ khiến áp lực máu trong lòng tĩnh mạch gia tăng, máu bị ứ trệ ở bắp chân nhiều hơn, dẫn đến nguy cơ suy giãn tĩnh mạch hình thành. Đặc biệt, nếu tình trạng này kéo dài còn khiến van tĩnh mạch không hoạt động, làm máu không thể quay ngược trở lại tim. Quá trình bơm tĩnh mạch không thể diễn ra.
Do đặc thù công việc của bạn thường xuyên phải ngồi nhiều bạn nên chú ý cẩn trọng với suy giãn tĩnh mạch. Bạn có thể phòng tránh bệnh bằng cách chủ động vận động chân nhiều nhất có thể. Ví dụ như thay bằng đi thang máy bạn có thể sử dụng thang bộ hoặc trong giờ làm việc nên thực hiện nhón ngón chân, kê cao chân để máu lưu thông tốt hơn. Việc tập thể dục thường xuyên mỗi ngày ít nhất 30 phút là điều nên làm để tăng sức đề kháng và hỗ trợ máu huyết lưu thông. Khi ngủ bạn cũng có thể gác chân lên cao để máu được lưu thông tốt nhất.
Ngoài ra, bạn cũng cần tránh tư thế ngồi xổm hoặc ngồi bắt chéo chân rất có hại cho mạch máu. Tư thế trên còn gây đè nén tĩnh mạch, gây hại cho tim mạch.
Về chế độ ăn uống, bạn nên tăng cường chất xơ, bổ sung các loại vitamin từ thực phẩm tươi, rau, củ quả để cơ thể khỏe mạnh. Thức ăn nhanh, đồ rán nhiều dầu mỡ và các loại đồ uống có chứa chất kích thích cũng nên hạn chế tuyệt đối.
Suy giãn tĩnh mạch gây hoại tử chân
Câu hỏi 3:
Chào bác sĩ!
Tôi năm nay 50 tuổi, bị giãn tĩnh mạch chi dưới nửa năm rồi. Mặc dù bị bệnh nhưng tôi vẫn duy trì thói quen đi bộ hàng ngày. Liệu thói quen này có tốt cho tình trạng bệnh lý của tôi không?
(Ngô Văn Đức, Vũng Tàu)
Chào anh Đức!
Đối với bệnh nhân giãn tĩnh mạch chi dưới, bạn có thể đi bộ hàng ngày nhưng chỉ nên đi nhẹ nhàng, không nên đi đoạn đường dài. Bí quyết đi bộ là nên vừa đi vừa nghỉ, mỗi ngày khoảng 15 – 20 phút. Việc làm này giúp máu huyết lưu thông tốt hơn làm giảm đau rõ rệt. Tuy nhiên, bạn không nên đi quá nhanh hoặc quá sức khiến áp lực chân gia tăng.
Môn thể thao tốt nhất dành cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch là bơi lội. Nếu có thể bạn nên đi bơi sẽ giúp máu huyết được luân chuyển, tốt cho tim mạch và kiểm soát được cân nặng.
Câu hỏi 4:
Chào bác sĩ, tôi 29 tuổi đang mang thai lần đầu. Trước kia cùng công ty với tôi có đồng nghiệp bị giãn tĩnh mạch khi mang thai trông rất sợ. Tôi muốn hỏi là có phải phụ nữ nào cũng bị giãn tĩnh mạch khi mang thai không, bệnh có ảnh hưởng đến thai nhi không và bệnh có khỏi sau khi sinh con không ạ? Tôi đang rất lo lắng vì tăng cân khá nhanh.
(Phan Hương Linh, Hà Nội)
Trả lời:
Chào bạn Phan Hương Linh,
Mang thai cũng là yếu tố quan trọng làm gia tăng bệnh suy giãn tĩnh mạch. Nguyên nhân là do rối loạn nội tiết tố, cộng thêm cân nặng tăng nhanh trong thai kì. Vì vậy, áp lực đến tĩnh mạch của phụ nữ mang thai thường lớn hơn, dẫn đến máu huyết lưu thông kém và tăng nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Đặc biệt, khi mang thai vùng chậu của người mẹ còn có xu hướng giãn nở để chuẩn bị sinh con, dẫn đến tĩnh mạch chủ bị áp lực mạnh mẽ. Ngoài ra, hormone Progesteron cũng gia tăng dẫn đến giãn tĩnh mạch nhiều hơn.
Suy tĩnh mạch khi mang thai không ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của bạn và thai nhi. Bệnh cũng không thể hết sau khi đã sinh con mà cần có biện pháp điều trị thích hợp.
Khang Mạch Linh - Mang tin vui đến với người suy giãn tĩnh mạch
Bạn có thể tham khảo sản phẩm Khang Mạch Linh hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả. Sản phẩm có công dụng:
- Tăng cường lưu thông máu.
- Tăng độ bền tĩnh mạch.
- Ngăn ngừa cục máu đông trong lòng tĩnh mạch.
Đối tượng sử dụng:
- Người mắc viêm tĩnh mạch, suy giãn tĩnh mạch, viêm mao mạch.
Sản phẩm được Bộ Y tế kiểm duyệt đạt chuẩn trước khi phát hành ra thị trường. Bạn hãy liên hệ hotline: 0982.91.55.53 để được tư vấn hỗ trợ thêm.
Xem thêm:
Thế nào là suy giãn tĩnh mạch mạn tính hai chi dưới?