Chế độ dinh dưỡng cho người suy giãn tĩnh mạch: nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Điều trị suy giãn tĩnh mạch không thể bỏ qua thiết lập chế độ ăn uống hợp lý. Rất nhiều người bệnh băn khoăn không biết bị suy giãn tĩnh mạch thì nên ăn gì, kiêng ăn gì?Dưới đây là lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho người bị giãn tĩnh mạch để cơ thể nhanh chóng phục hồi.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?
Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh phổ biến hình thành do tổn thương van tĩnh mạch, làm máu ứ trệ, không thông dẫn đến các triệu chứng tê bì, đau nhức, chuột rút vào ban đêm, tĩnh mạch nổi to, sờ vào thấy cứng, phù nề, thậm chí viêm loét...
Mặc dù suy giãn tĩnh mạch không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh có thể gây nhiều biến chứng khác như:
- Xuất hiện cục máu đông trong lòng tĩnh mạch dẫn đến tắc mạc máu, thậm chí cục máu đông có thể di chuyển gây thuyên tắc động mạch phổi làm suy hô hấp, tử vong đột ngột.
- Gây lở loét, hoại tử da, nặng nề hơn có thể phải cắt cụt chi.
Điều trị suy giãn tĩnh mạch hiện có rất nhiều phương pháp sử dụng thuốc Tây y, phẫu thuật hoặc dùng dược liệu Đông y. Để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất, không gây tái phát cũng cần chú trọng chế độ dinh dưỡng kết hợp.
Bệnh giãn tĩnh mạch nên ăn gì?
1. Nhóm thực phẩm giàu chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ tốt cho tĩnh mạch
Chế độ ăn thiếu chất xơ thường dẫn đến táo bón kéo dài. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng táo bón là nguyên nhân hàng đầu gây chèn ép đến cơ bụng và chân. Vì vậy, bạn nên tích cực bổ sung chất xơ vừa tốt cho hệ tiêu hóa, nhuận tràng, vừa giúp tăng độ bền thành mạch. Nhóm thực phẩm giàu chất xơ nhất là: rau, củ, quả, hạt chia, cà rốt, yến mạch, gạo lức, các loại đậu, chuối, bơ, lê...
2. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C và E
Bổ sung vitamin C và E giúp tái tạo mô tế bào
Vitamin C và E là ưu tiên số 1 giúp hỗ trợ trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả nhất. Đây là hoạt chất chống oxy hóa, giảm gốc tự do, ngăn ngừa viêm nhiễm, tăng cường sức đề kháng.
Vitamin C rất tốt trong việc sản sinh collagen và elastin – 2 hoạt chất vô cùng quan trọng giúp tăng tính đàn hồi và làm bền tĩnh mạch. Vitamin E rất hữu ích trong việc ngăn ngừa cục máu đông hình thành, giúp chống đông máu tự nhiên, tốt cho hệ tuần hoàn và tim mạch.
Vì vậy, bổ sung vitamin E và C sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch. Bạn nên tăng cường bổ sung các thực phẩm như: cam, quýt, ớt, dâu tây, rau cải, hạt dẻ, rau bina, cải xanh, bơ....
3. Thực phẩm giàu Flavonoid
Nhóm thực phẩm giàu Flavoniod
Flavonoid là hoạt chất giúp tăng hấp thụ vitamin C rất tốt để kiểm soát viêm, tái tạo mô tế bào. Đây cũng là hoạt chất không thể thiếu để sản xuất collagen, protein, tốt cho mạch máu và các mô cơ. Bổ sung thực phẩm giàu Flavonoid giúp việc điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả hơn.
Nhóm thực phẩm giàu Flavonoid như: súp lơ xanh, việt quất, trà xanh, các loại hạt, ớt, socola…
4. Thực phẩm giàu Rutin
Rutin là một loại hợp chất glycosid thuộc nhóm flavonoid aglycon. Đây là hoạt chất có rất nhiều trong Hoa hòe, giúp tăng cường sức bền thành mạch, tốt cho tĩnh mạch. Trường hợp thiếu Rutin sẽ dẫn đến mao mạch dễ vỡ, đứt... Vì vậy, bạn hãy bổ sung nhóm thực phẩm giàu Rutin như: Hoa hòe, lúa mạch, tam giác mạch, sung, măng tây, kiều mạch, cây dẻ ngựa...
5. Thực phẩm giàu Magie
Magie là hoạt chất rất tốt để tổng hợp máu, giúp điều hòa huyết áp, ngăn ngừa tê thấp tay chân, giảm nhanh triệu chứng suy giãn tĩnh mạch. Để bổ sung Magi echo cơ thể, bạn nên tăng cường ăn các loại rau lá xanh, rau cải, chuối, bơ, khoai lang...
Giãn tĩnh mạch nên kiêng ăn gì?
Chế độ ăn lành mạnh bên cạnh tăng cường các thực phẩm tốt cho mạch máu, bổ máu cần phải hạn chế nhóm thực phẩm có hại cho thành mạch như:
1. Đồ ngọt và tinh bột
Ăn nhiều đồ ngọt không tốt cho sức khỏe
Bạn cần hạn chế ăn nhiều đường ngọt, tinh bột. Bởi đây là những thực phẩm có thể giảm nhanh hoạt chất chống oxy hóa khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh chóng hơn. Đồ ngọt và tinh bột còn làm tăng cân, tăng khả năng gan nhiễm mỡ, tăng axit uric, viêm thận...
2. Chất kích thích
Rượu, café, bia... nên hạn chế, nhất là thuốc lá có chứa nicotin tăng nguy cơ chít hẹp tĩnh mạch, giảm lưu thông máu.
3. Đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ
Các loại đồ ăn chiên, rán, xào có chứa nhiều dầu mỡ đều không tốt cho động mạch, tĩnh mạch, cản trở lưu thông máu. Vì vậy, khi điều trị bệnh bạn nên hạn chế tối đa nhóm thực phẩm có hại này.
Xem thêm: Chữa giãn tĩnh mạch chân theo bài thuốc Y học cổ truyền
Lưu ý khi điều trị suy giãn tĩnh mạch chân
Ngoài việc thiết lập chế độ ăn uống khoa học, bạn nên kết hợp một số biện pháp dưới đây để tăng hiệu quả điều trị:
- Có thể đi bộ hoặc bơi lội mỗi ngày 30 phút để tăng cường lưu thông máu tốt hơn.
- Kiểm soát cân nặng, tuyệt đối tránh thừa cân, béo phì để hạn chế áp lực cho thành tĩnh mạch.
- Nếu công việc bắt buộc phải đứng hoặc ngồi 1 chỗ lâu cần chú ý dành thời gian khoảng 2-3 phút giải lao giữa giờ để giảm bớt áp lực cho chân.
- Không nên ngâm chân bằng nước nóng vì nhiệt độ cao sẽ làm tĩnh mạch giãn ra nhiều hơn nhưng có thể ngân châm bằng nước lạnh để giảm đau.
- Đeo tất y khoa kết hợp.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo sản phẩm Khang Mạch Linh – hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả từ thảo dược Đông y. Sản phẩm được bào chế 100% từ những dược liệu tốt cho thành mạch, tăng cường lưu thông máu, bổ sung chính khí cơ thể, tăng hệ miễn dịch, giúp ngăn chặn hình thành cục máu đông, bảo vệ thành mạch như: Hoa hòe, Đan sâm, Đương quy, Xích thược, Xuyên khung...
Để được tư vấn thêm về bệnh suy giãn tĩnh mạch và sản phẩm Khang Mạch Linh xin vui lòng liên hệ hotline: 0982.91.55.53.