Điều trị giãn tĩnh mạch sau sinh: Nỗi lo của nhiều phụ nữ
Giãn tĩnh mạch là tình trạng tĩnh mạch ngoằn ngoèo, sưng to, chủ yếu xuất hiện ở khu vực bắp chân và bàn chân. Đây là hệ quả của việc máu huyết lưu thông kém lâu ngày không được điều trị đúng cách.
Phụ nữ sau sinh bị giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không? Làm thế nào để điều trị giãn tĩnh mạch sau sinh? Dưới đây là những thắc mắc cơ bản của chị em đã được bác sĩ chuyên khoa tư vấn giải đáp.
Bị giãn tĩnh mạch khi mang thai có khỏi sau khi sinh con không?
Phụ nữ sau khi sinh là nhóm đối tượng mắc suy giãn tĩnh mạch cao. Nguyên nhân là do chị em có sự thay đổi nội tiết tố, trọng lượng thai nhi lớn dần khiến áp lực đến thành mạch chân tăng lên dẫn đến nở ra và gây tổn thương mô xung quanh.
Chị em có thể bị giãn tĩnh mạch tay, chân hay vùng mặt ... Mặc dù hình thành khi mang thai nhưng sau khi sinh con, tĩnh mạch này không có khả năng co lại được và có thể tiến triển nặng nề hơn.
Suy giãn tĩnh mạch ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Về lâu dài, bệnh có thể gây tắc mạch máu do huyết khối có thể gây tử vong. Hầu hết chị em khi mắc bệnh đều không hiểu hết mức độ nguy hiểm, làm đi khám muộn, chẩn đoán và điều trị không đúng cách.
Ngoài suy giãn tĩnh mạch thông thường, chị em còn có thể phải đối mặt với tình trạng suy giãn tĩnh mạch mạng nhện, chủ yếu gặp ở khu vực bụng chân, mắt cá chân và trên mặt. Giãn tĩnh mạch mạng nhện có dạng tương tự như mạng nhện hoặc rễ cây, màu đỏ, xanh hoặc tím. Bệnh chủ yếu gây mất thẩm mỹ.
Giãn tĩnh mạch mạng nhện ở phụ nữ mang thai
Phụ nữ sau sinh nên làm gì để giảm biến chứng suy giãn tĩnh mạch
Chị em có thể giảm thiểu triệu chứng khó chịu của suy giãn tĩnh mạch nhờ một số biện pháp sau:
- Lên kế hoạch tập luyện hàng ngày như đi bộ, tập Yoga đều hữu ích cho lưu thông máu. Bạn không nên tập các môn nặng nhọc như tập aerobic, nâng tạ, chạy... sẽ làm tình trạng bệnh nặng nề hơn. Thay vào đó nên tập luyện vừa sức hoặc tham khảo một số bài Yoga nhẹ nhàng.
- Bài tập nâng cao chân khi ngồi hoặc gác chân lên gối khi ngủ để máu được lưu thông.
- Tuyệt đối không nên ngồi hoặc đứng lâu 1 chỗ.
- Dùng vớ chuyên dụng hỗ trợ. Loại vớ này được bày bán rất nhiều ở các hiệu thuốc, giúp mạch máu lưu thông tốt hơn, giảm bớt cơn đau ở vùng chân và làm ngăn ngừa biến chứng của giãn tĩnh mạch.
- Sử dụng tinh dầu hoặc kem dưỡng ẩm để massage chân giúp ngăn chặn biến dạng da chân, giảm đau, giảm sưng phù ở chân.
- Giảm cân sau sinh bằng biện pháp an toàn để đảm bảo sữa cho bé bú và kiểm soát cân nặng, giúp giảm bớt áp lực đến với tĩnh mạch chân.
- Tăng cường chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, vitamin, các loại hạt... Bạn nên tránh ăn đồ ngọt, đồ dầu mỡ để cải thiện tốc độ lưu thông máu.
Suy giãn tĩnh mạch gây đau mỏi chân
Điều trị giãn tĩnh mạch sau sinh bằng cách nào?
Giãn tĩnh mạch sau sinh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hơn. Vì vậy, các mẹ không nên chủ quan mà cần phải có các biện pháp điều trị kịp thời.
Khang Mạch Linh - Xua tan nỗi lo suy giãn tĩnh mạch
Ngoài những điều chỉnh về chế độ sinh hoạt, ăn uống, chị em cũng nên tham khảo sản phẩm Khang Mạch Linh – hỗ trợ điều trị các bệnh lý về tĩnh mạch và mạch máu. Khang Mạch Linh có thành phần 100% từ những dược liệu tự nhiên, đem lại công dụng: bổ huyết, điều huyết, tăng cường sức bền thành mạch, giảm nhanh các triệu chứng sưng, đau do suy giãn tĩnh mạch.
Khang Mạch Linh là sản phẩm tâm huyết được nghiên cứu ứng dụng từ bài thuốc cổ truyền, giúp tăng cường chính khí cơ thể, tác động làm khỏe Can, Thận ngăn ngừa ngoại tà xâm nhập.
Để biết thêm chi tiết về sản phẩm Khang Mạch Linh, bạn hãy liên hệ hotline: 0982.91.55.53 sẽ có dược sĩ hỗ trợ cho bạn.