Lưu ý khi điều trị giãn tĩnh mạch chi dưới bằng thuốc Tây y
Điều cốt lõi của việc điều trị giãn tĩnh mạch chi dưới bằng Tây y là cải thiện các triệu chứng khó chịu như: phù nề, loét chân, nhiễm trùng chân. Tuy nhiên điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng thuốc Tây y như thế nào, cần lưu ý điều gì? Hãy cùng nghe bác sĩ chuyên khoa tư vấn nhé!
Mục tiêu điều trị bệnh tĩnh mạch chi dưới của Tây y
Theo các bác sĩ, điều trị giãn tĩnh mạch mạn tính chủ yếu để cải thiện các triệu chứng của bệnh là chính. Trong quá trình điều trị cần phải phối hợp với nhân viên y tế để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm khi dùng thuốc.
Ngoài các liệu pháp hỗ trợ tăng cường lưu thông máu như: tập thể dục, ép tĩnh mạch bằng vớ tĩnh mạch, cần phải kết hợp với các loại thuốc uống khác. Trường hợp loạn dưỡng da chân của bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch không nên sử dụng các loại thuốc bôi da liễu vì không có hiệu quả và có thể làm da khô, ngứa, lở loét nghiêm trọng hơn.
Đối với bệnh nhân mắc bệnh nặng, tình trạng loét tĩnh mạch cần phải được xử lý vết thương bằng thuốc sát trùng, ép tĩnh mạch kết hợp với các biện pháp nâng cao chân, cải thiện tình trạng bệnh.
Nếu điều trị nội khoa không hiệu quả, bác sĩ có thể tư vấn bạn áp dụng các biện pháp phẫu thuật loại bỏ tĩnh mạch bị giãn.
Đeo vớ chân giúp tăng cường lưu thông máu
Thuốc điều trị bệnh tĩnh mạch chi dưới
Một số loại thuốc thường dùng trong điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới như:
- Thuốc lợi tiểu: Có tác dụng điều trị phù nề chỉ ở bệnh nhân giãn tĩnh mạch, giúp hỗ trợ ngăn chặn biến chứng phù chi dưới, suy tim, rối loạn chức năng thận.
- Thuốc kháng sinh: Thường được chỉ định khi bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm trùng.
- Thuốc tác độn đến tĩnh mạch: Một số loại như: flavonoid, rutoside, aminaphthone, canxi dobesilate, Centella asiatica (gotu kola), naftazone...có tác dụng làm tăng trương lực tĩnh mạch, tác động đến mao mạch, hỗ trợ cải thiện mạch máu, kháng viêm, giảm độ nhớt, giảm phù tĩnh mạch.
- Thuốc có chứa Flavonoid như: rutin, rutoside, diosmin và hidrosmin, disodium flAVate, pycnogenol, Hydroxyethylrutoside: Giúp giảm phù nề, hỗ trợ tăng lưu thông máu.
- Micronized purified flavonoid fraction (MPFF): Đây là dạng hỗn hợp của diosmin và youperidin giúp cải thiện các vết loét, thường được áp dụng đối với bệnh nhân có vết loét nhỏ dưới 10mm. MPFF là loại thuốc giúp giảm bớt các triệu chứng đau chân, nặng chân, chuột rút, dị cảm, đau chân, đỏ chân...
- Aspirin – Aspirin: Đây là loại thuốc giúp ngăn chặn các vết loét tính mạch mạn tính.
- Stanozolol (stanazol): Loại thuốc này có tác dụng kích thích tiêu sợi huyết đem lại tác dụng ngăn chặn những tổn thương, viêm loét trên da.
- Pentoxifylline: Loại thuốc này giúp chữa lành các vết loét. Thuốc áp dụng cho bệnh nhân bị suy giãn đến giai đoạn viêm loét tĩnh mạch.
- Prostacyclin analogues: Bác sĩ thường chỉ định dùng iloprost theo đường tiêm tĩnh mạch giúp giãn mạch mạnh, ức chế sự kết tụ tiểu cầu, tăng biến dạng hồng cầu để thẩm thấu vào mao mạch giúp hỗ trợ nội mạc bị thương tổn.
- Sulodexide: Loại thuốc này là glycosaminoglycan có tác dụng ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Thuốc giúp làm lành vết loét tĩnh mạch, hoạt hóa bạch cầu, tiểu cầu và tiêu sợi huyết, giảm fibrinogen.
- Defibrotide: Đây là loại dẫn xuất của axit deoxyribonucleic giúp ngăn ngừa cục máu đông, thường được dùng kết hợp với biện pháp ép tĩnh mạch.
Các loại thuốc có thể kê theo đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch
Biện pháp chăm sóc da cho bệnh nhân mắc bệnh tĩnh mạch chi dưới
Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc da cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch chi dưới bạn nên thử:
- Biến chứng viêm da ứ máu:
Viêm da ứ máu có biểu hiện ngứa tại vết giãn tĩnh mạch, màu da biến đổi, hình thành các vết ban đỏ, đóng vảy, rỉ nước... Bác sĩ khuyên bạn nên làm sạch các vết tổn thương trên da, sử dụng thuốc uống kháng viêm theo chỉ dẫn.
- Biến chứng viêm da tiếp xúc:
Viêm da tiếp xúc được coi là biến chứng phổ biến của suy tĩnh mạch mạn tính cần phải được phân biệt với viêm da ứ đọng và viêm da mô tế bào. Bạn có thể nhận thấy các triệu chứng đỏ, ngứa, mụn nước, rộp da.
Bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng thuốc chống vi trùng toàn thân. Hầu hết các sản phẩm đều trị viêm da tiếp xúc do giãn tĩnh mạch không có hiệu quả nên chủ yếu áp dụng biện pháp phòng ngừa là chính.
- Biện pháp chăm sóc các vết loét:
Loét tĩnh mạch mạn tính rất khó để kiểm soát các triệu chứng. Ngoài việc hỗ trợ điều trị các vết loét tĩnh mạch như băng vết thương, bóc tách vết loét... cần phải chú ý sử dụng các loại thuốc giúp các vết thương đỡ mưng mủ, chảy máu, đau đớn...
- Biện pháp làm sạch vết thương:
Kiểm soát loét tĩnh mạch, ngăn chặn hoại tử không thể thiếu làm sạch các vết loét. Bạn nên sử dụng kháng sinh chống nhiễm trùng, kết hợp với loại bỏ các mô hoại tử. Bác sĩ có thể cân nhắc bạn sử dụng biện pháp phẫu thuật, dùng enzyme để hỗ trợ giúp vết thương mau lành.
Bạn có thể thực hiện chăm sóc vết thương tại chỗ bằng cách dùng Cadexomer iodine, kem bôi tại chỗ, băng có chứa bạc, thuốc chứa sulfadiazine - bạc sulfadiazine.
Lưu ý: Sử dụng kháng sinh toàn thân chỉ nên dùng cho trường hợp bệnh nhân mắc viêm mô tế bào cấp tính, nhiễm trùng loét lâm sàng dẫn đến các biểu hiện: sốt, xung huyết quanh vết viêm loét, viêm hạch bạch huyết... Trường hợp không có sự xâm nhập của vi khuẩn không nên dùng để tránh tình trạng kháng thuốc.
- Có nên băng các vết loét không?
Theo các bác sĩ bạn nên băng vết thương để kiểm soát tiết dịch, duy trì độ ẩm, ngăn chặn vết thương có mùi và kiểm soát cơn đau. Tuy nhiên, bạn bắt buộc phải dùng băng gạc parafin, hydrogel, hydrocoloid, alginate, và băng hoặc tẩm bạc. Sau khi vết thương lành nên duy trì ép tĩnh mạch để ngăn chặn vết loét tái phát.
Xem thêm: 8 nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chân mà bạn không thể biết
Các phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch chân tốt nhất hiện nay
Một số biện pháp điều trị giãn tĩnh mạch chi dưới khác
Dưới đây là một số biện pháp Y học hiện đại áp dụng để chữa lành vết viêm loét cho suy giãn tĩnh mạch:
- Tiêm trong da: Tiêm thuốc vào giúp ủa yếu tố kích thích làm mô tế bào nhanh chóng lành lặn hơn. Bác sĩ thường chỉ định tiêm GM-CSF vào da giúp hạn chế đau sau khi tiêm.
- Phun fibrin: Các tế bào keratinocytes và nguyên bào sợi ( HP802-247) sẽ hạn chế tổn thương tế bào tĩnh mạch.
- Ghép da: Đây là phương pháp áp dụng cho các vết tĩnh mạch bị viêm loét nặng trong thời gian dài ít nhất hơn 12 tháng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng da nhân tạo có thể kết hợp với băng ép làm vết thương mau lành. Các tế bào keratinocytes và nguyên bào sợi cùng với protein mô liên kết được nghiên cứu có khả năng điều trị vết loét chân của tĩnh mạch.
- Cắt bỏ tĩnh mạch: Phẫu thuật này thường áp dụng cho bệnh nhân có vết viêm loét kéo dài trên 6 tháng.
Trên đây là những lưu ý khi điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng Tây y. Để có hiệu quả điều trị tốt hơn và không lo lắng về các tác dụng phụ, bạn có thể cân nhắc sử dụng thảo dược Đông y trong điều trị bệnh. Hãy liên hệ tới hotline: 0982.91.55.53 để được tư vấn hỗ trợ miễn phí.