Tác dụng của tập thể dục đúng cách trong điều trị suy giãn tĩnh mạch
Nhiều bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch băn khoăn có nên tập thể dục hàng ngày không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, tập thể dục là cách tốt để hỗ trợ điều trị bệnh nhưng cần phải tập luyện đúng cách, phù hợp với thể trạng. Hãy cùng tham khảo một số lời khuyên hữu ích để tập luyện giúp giảm nhanh các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch nhé!
Hướng dẫn tập thể dục cho người suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch nếu như được tập luyện đúng cách sẽ giúp mạch máu lưu thông, giảm nhanh các triệu chứng đau tức vùng bụng chân. Nhưng nếu bạn tập luyện quá sức hoặc tập các môn thể thao nặng có thể khiến suy giãn tĩnh mạch nặng nề hơn.
1. Hướng dẫn tập nâng cao chân
Nâng cao chân là cách làm đơn giản giúp máu huyết được lưu thông tốt hơn. Bạn nên nâng cao chân ngang với tim trong khoảng 30 phút, thực hiện mỗi ngày 2 lần để máu huyết quay trở về tim, tránh ứ đọng, giảm phù nề chân ở bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch mạn tính.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi thực hiện kiểm tra 15 bệnh nhân mắc xơ vữa động mạch có thể tăng lên 41% tốc độ lưu thông máu khi tập luyện nâng cơ chân thường xuyên.
Ngoài ra, nâng chân cũng là hoạt động cải thiện vết loét tĩnh mạch. Biện pháp này nên phối kết hợp với việc dùng thuốc và vớ tĩnh mạch sẽ đem lại hiệu quả hơn. Bạn có thể duy trì gác cao chân khi ngủ cũng là cách tốt để máu đổ về tim dễ dàng.
Một số bài tập nâng cao chân cho người mắc suy giãn tĩnh mạch
2. Hướng dẫn đi bộ cho người suy giãn tĩnh mạch
Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa là đi bộ hoặc đi bơi là cách tập thể dục đúng đắn nhất dành cho người mắc suy giãn tĩnh mạch. Bệnh nhân không nên vận động quá sức mình với các hình thức đạp xe, mang vác vật nặng... để tránh bệnh nặng nề hơn.
Khi bắp chân được vận động sẽ giúp thúc đẩy máu từ tĩnh mạch lên chân và quay trở về tim tốt hơn. Riêng với bệnh nhân mắc viêm loét, viêm tắc tĩnh mạch cần phải đặc biệt cẩn trọng, không nên hoạt động chân nhiều vì sẽ làm vết loét nghiêm trọng hơn.
Nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng 35% bệnh nhân không đi bộ 10 phút 1 tuần/ lần vì họ lo sợ suy giãn tĩnh mạch sẽ nghiêm trọng hơn. Nhưng thực tế, đi bộ hàng ngày khoảng 30 phút/ ngày sẽ giúp kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn.
Ngoài ra, bạn có thể thực hiện bơi lội mỗi ngày ít nhất 30 phút cũng làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, đau bắp chân.
Đi bộ nhẹ nhàng rất tốt cho người mắc suy giãn tĩnh mạch
Một số biện pháp kết hợp giúp tăng hiệu quả điều trị suy giãn tĩnh mạch
Dưới đây là một số cách giúp bạn “sống chung” với suy giãn tĩnh mạch:
- Ép tĩnh mạch:
Bạn có thể sử dụng băng ép tĩnh mạch hoặc vớ tĩnh mạch để giúp tăng cường lưu thông máu. Đây là cách rất tốt để giảm phù nề, viêm loét tĩnh mạch.
- Kiểm soát cân nặng và chế độ ăn uống:
Việc tăng cân mất kiểm soát sẽ khiến máu huyết lưu thông kém hơn. Vì vậy, bạn nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ nhiều muối... để giảm phù nề, đau tức bắp chân.
- Cách lựa chọn trang phục cho người suy giãn tĩnh mạch:
Chị em không nên đi giày cao gót để tránh việc gây sức ép đến tĩnh mạch dẫn đến suy giãn nặng nề hơn. Thay vào đó bạn nên chọn giày đế thấp và mặc quần áo rộng rãi thoáng mát để máu huyết được lưu thông tốt hơn.
- Tránh ngồi hoặc đứng lâu một chỗ:
Việc bạn đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ sẽ khiến máu ứ đọng, căng tức bắp chân nhiều hơn. Vì vậy, bạn nên có thời gian giải lao giữa giờ làm việc để tập nâng cao chân sẽ giúp cải thiện bệnh lý tốt hơn.
Để biết thêm về các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch theo Đông y và cách ăn uống, sinh hoạt để giảm triệu chứng bệnh, bạn hãy liên hệ với hotline: 0982.91.55.53 để được dược sĩ của công ty Dược phẩm Khang Linh hỗ trợ.
Bài viết liên quan:
Phân biệt suy giãn tĩnh mạch với giãn tĩnh mạch mạng nhện
10 thực phẩm có lợi cho người mắc giãn tĩnh mạch chi dưới
Chữa giãn tĩnh mạch theo quan điểm của Y học cổ truyền