Hướng dẫn phân biệt viêm mao mạch dị ứng và bệnh lupus ban đỏ
Viêm mao mạch dị ứng là căn bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với Lupus ban đỏ. Làm thế nào để phân biệt được hai bệnh lý này? Hãy cùng Khang Mạch Linh tìm hiểu đặc điểm, nguyên nhân, biến chứng của viêm mao mạch dị ứng và Lupus ban đỏ để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé!
Bài viết liên quan:
Điều trị viêm mao mạch dị ứng theo quan điểm Y học cổ truyền
Hướng dẫn phát hiện sớm bệnh viêm mao mạch dị ứng
Khái niệm viêm mao mạch dị ứng và Lupus ban đỏ
Viêm mao mạch dị ứng còn có tên gọi là ban xuất huyết Henoch-Schonlein, ban xuất huyết dạng thấp, hội chứng viêm mạch Schonlein-Henoch.... Bệnh không rõ căn nguyên, xuất phát từ hệ miễn dịch, dẫn đến tổn thương mạch máu dưới da, thận, khớp và ruột.
Người mắc viêm mao mạch dị ứng 75% là trẻ em dưới 10 tuổi, trong đó tỉ lệ trẻ em nam gấp 2 lần trẻ nữ.
Bệnh Lupus ban đỏ được chia làm 2 dạng là: Lupus ban đỏ dạng đĩa và lupus ban đỏ hệ thống. Trong đó, lupus ban đỏ hệ thống là bệnh tự miễn, xuất phát từ hệ miễn dịch. Khi hệ miễn dịch của bệnh nhân đột ngột phản ứng với các kháng nguyên kháng thể có lợi sẽ gây nên các biểu hiện xuất huyết dưới da.
90% người mắc lupus ban đỏ là nữ giới, chủ yếu trong độ tuổi từ 15 – 50 tuổi.
Như vậy, cơ chế hình thành viêm mao mạch dị ứng và Lupus ban đỏ rất giống nhau, đều do phản ứng của hệ miễn dịch gây nên.
Viêm mao mạch dị ứng gây xuất huyết nhiều ở chân
Bệnh Lupus ban đỏ gây xuất huyết ở hai bên má
Đối tượng mắc viêm mao mạch dị ứng và Lupus ban đỏ là ai?
Nghiên cứu về tỉ lệ mắc viêm mao mạch dị ứng nhiều nhất là trẻ em từ 2 – 10 tuổi (chiếm 75 – 90%), thường gặp ở bé trai nhiều hơn. Bệnh phát nhiều vào mùa Xuân và mùa thu. Đa phần bệnh nhân có biểu hiện viêm hô hấp trước (khoảng 60%) sau đó mới thấy các biểu hiện xuất huyết trên da. Ngoài ra, một số yếu tố làm tác động đến hệ miễn dịch dẫn đến tăng nguy cơ mắc viêm mao mạch dị ứng thường gặp như: nhiễm trùng do Adenovirus, Bartonella henselae, Campylobacter enteritis, bệnh bạch cầu đơn nhân, virus viêm gan A, viêm gan B, tụ cầu vàng kháng methicillin, virus thủy đậu, phản ứng vắc xin tiêm phòng sởi, tả, thương hàn, hoặc do thời tiết thay đổi, bị côn trùng cắn, tác dụng phụ của thuốc, ăn uống thực phẩm gây dị ứng....
Trong khi đó, bệnh Lupus ban đỏ được xác định một số yếu tố dẫn đến nguy cơ dẫn đến tác động hệ miễn dịch gây bệnh ở người trưởng thành như: do di truyền (nguy cơ mắc cao gấp 20 lần nếu trong gia đình từng có người chung huyết thống bị Lupus ban đỏ), do môi trường hóa chất, nội tiết tố thay đổi (thường gặp ở nữ giới) hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc như: isoniazid, hydralazine, sulfonamide, procainamide, penicillamine, phenytoin....
Riêng viêm mao mạch dị ứng không có yếu tố di truyền.
Đôi chân viêm mao mạch dị ứng ở bệnh nhân trưởng thành
Viêm mao mạch dị ứng và Lupus ban đỏ nguy hiểm như thế nào?
Viêm mao mạch dị ứng và Lupus ban đỏ đều gây phản ứng xuất huyết dưới da. Tuy nhiên đặc điểm vết xuất huyết có nhiều điểm khác nhau về vị trí, màu sắc, tính chất như:
- Viêm mao mạch dị ứng: Bệnh gây nên phức hợp miễn dịch IgA lắng đọng ở mạch máu dưới da, dẫn đến xuất huyết dày đặc ở chân, tay, mang tính chất đối xứng. Ban đầu có thể chỉ là xuất huyết dạng mẩn đỏ, sau dạng sần, tổn thương dạng hình bia bắn, không ngứa. Các nốt xuất huyết này có thể chuyển sang hoại tử, biến đổi màu da sang màu tím, thâm đen, lở loét.... Ngoài ra, bệnh nhân mắc viêm mao mạch dị ứng còn có biểu hiện xuất huyết tiêu hóa, chảy máu ở thành ruột, đau bụng vùng thượng vị, đi ngoài phân đen, viêm cầu thận, đi tiểu ra máu, đau khớp mang tính chất đối xứng....
- Bệnh Lupus ban đỏ: Đây là căn bệnh có diễn biến khá phức tạp, chia làm nhiều đợt và đa phần đợt sau gây tổn thương nặng hơn đợt trước. Lupus ban đỏ cũng gây tổn thương đến hệ hô hấp, tiêu hóa, mạch máu, thần kinh, tim mạch.... Lupus ban đỏ có thể gây tràng dịch màng tim, suy tim mạn, viêm phổi, tràn dịch phổi, viêm cầu thận, suy thận, rối loạn thần kinh, xuất huyết não....
Riêng viêm mao mạch dị ứng các biến chứng cũng có thể gây ảnh hưởng đến tim mạch (nhồi máu cơ tim), phổi (gây xuất huyết phổi, tràn dịch phổi), tiêu hóa (xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột), thận (viêm cầu thận, suy thận), thậm chí còn có thể gây viêm tinh hoàn, xoắn thừng tinh ở bé trai.
Có thể nói, biến chứng của viêm mao mạch dị ứng và Lupus ban đỏ cũng có nhiều điểm tương đồng, đều gây ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng nếu không được điều trị kịp thời. Do vậy, muốn phân biệt chính xác bạn nên thực hiện thăm khám để có giải pháp điều trị cụ thể.
Lupus ban đỏ gây xuất huyết vùng má và đôi tay
Chẩn đoán phân biệt viêm mao mạch dị ứng như thế nào?
Trên thực tế, viêm mao mạch dị ứng không chỉ dễ nhầm lẫn với bệnh Lupus ban đỏ mà còn cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh viêm mạch máu nhỏ quá mẫn, ban xuất huyết Rocky Mountain, bệnh bạch cầu, bệnh Kawasaki, viêm khớp dạng thấp. Vì vậy, khi thăm khám tại các cơ sở bệnh viện uy tín, bác sĩ không chỉ khám dựa trên các biểu hiện lâm sàng thường gặp mà còn yêu cầu bệnh nhân phải thực hiện một số xét nghiệm khác như:
- Xét nghiệm máu không phát hiện bất thường gây giảm tiểu cầu.
- Tiến hành sinh thiết dưới da phát hiện thấy tích tụ IgA.
- Xét nghiệm nước tiểu thấy có chỉ số protein niệu cao, đi tiểu ra máu....
- Xét nghiệm Guaiac phân có thể thấy máu ẩn hoặc lẫn trong phân.
- Thực hiện siêu âm bụng, CT bụng hoặc chụp đại tràng cản quang vùng bụng nếu nghi ngờ có biểu hiện lồng ruột cấp.
Khang Mạch Linh – Loại bỏ nỗi lo viêm mao mạch dị ứng
Viêm mao mạch dị ứng là căn bệnh tự miễn, có thể tự khỏi nếu như hệ miễn dịch khỏe mạnh nhưng hệ miễn dịch yếu kém bệnh sẽ tiến triển nhanh ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, thậm chí gây biến chứng hoại tử, lở loét vùng chi, cản trở việc vận động, đi lại.
Hiện nay, điều trị viêm mao mạch dị ứng bằng thuốc Tây y chủ yếu sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau để ngăn ngừa biến chứng và giảm bớt triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Chưa có bất kì loại thuốc Tây nào đặc trị viêm mao mạch dị ứng hoàn toàn. Ngoài ra, các loại thuốc trên còn có thể dẫn đến nhiều hệ lụy, ảnh hưởng chức năng Gan, thận nếu dùng trong thời gian dài.
Khang Mạch Linh - Hành trình trên mỗi bước chân
Vì vậy, lựa chọn điều trị viêm mao mạch dị ứng bằng thảo dược Đông y là biện pháp an toàn nhất được ưa chuộng hiện nay. Khang Mạch Linh hiểu được những lo lắng của người mắc viêm mao mạch dị ứng, ứng dụng quan điểm của Y học cổ truyền, sử dụng các dược liệu bồi bổ chính khí cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy lưu thông máu, tự khắc chức năng Gan, Thận, Tỳ vị được cải thiện, giúp tiêu tan các vết xuất huyết dưới da.
Khang Mạch Linh hiện đang được phân phối trên toàn quốc. Sản phẩm đem đến hiệu quả với nhiều bệnh nhân nhỏ tuổi mắc viêm mao mạch dị ứng như bé gái 8 tuổi, con anh Trí ở xóm Tân Thịnh, huyện Yên Thành, Nghệ An:
Trị viêm mao mạch dị ứng ở trẻ em: Cần đúng cách!
Đây là nỗi lòng của người mẹ có con trai 4 tuổi mắc viêm mao mạch dị ứng ở Quảng Ninh:
Tâm sự nỗi lòng người mẹ giúp con vượt qua viêm mao mạch dị ứng
Bạn và người thân đang phải đối mặt với viêm mao mạch dị ứng? Đừng lo lắng, hãy liên hệ ngay với Khang Mạch Linh qua hotline: 0982.91.55.53 để được dược sĩ tư vấn miễn phí nhé!