Khoảng 25 – 50% bệnh nhân viêm mao mạch dị ứng biến chứng viêm thận cấp
Viêm thận cấp là tình trạng tổn thương thận nặng nề nhất mà 50% bệnh nhân viêm mao mạch dị ứng phải đối mặt. Cụ thể biểu hiện của viêm thận cấp là gì, làm thế nào để điều trị viêm mao mạch dị ứng ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm? Hãy tham khảo ngay lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa dưới đây nhé!
Khoảng 25 - 50% bệnh nhân viêm mao mạch dị ứng cấp tính bị tổn thương thận
Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết mức độ tổn thương thận do viêm mao mạch dị ứng như: đái ra máu vi thể hoặc đại thể, thấy biểu hiện protein niệu, có khi xuất hiện bạch cầu niệu nhưng không có dấu hiệu nhiễm trùng.
Hội chứng thận hư còn có thể dẫn đến các biểu hiện khác như: protein niệu đạt mức 3g/24h ở người lớn và khoảng 40mg/m2 cơ thể ở trẻ em. Ngoài ra, xét nghiệm máu còn giúp phát hiện nồng độ albumin máu < 30g/l. Biến chứng này không chỉ đơn giản là biểu hiện tăng huyết áp hay suy thận.
Hội chứng viêm thận cấp cũng có thể được chẩn đoán thông qua biểu hiện đái ra máu và xét nghiệm nước tiểu thấy protein niệu < 3g/24h ở người lớn, < 40mg/m2/h ở trẻ em. Bệnh nhân có thể phát hiện dấu hiệu suy thận hoặc tăng huyết áp đi kèm.
Lưu ý:
- Một số bệnh nhân là trẻ em có biểu hiện mắc viêm cầu thận tiến triển rất nhanh nên nếu như có lượng protein niệu nhiều trong nước tiểu hoặc biểu hiện đái ra máu cần phải đặc biệt cẩn trọng.
- Biến chứng nặng của bệnh có thể dẫn đến suy thận mạn.
- Ngoài biểu hiện viêm thận, viêm mao mạch dị ứng còn là “thủ phạm” của các biến chứng khác như viêm tinh hoàn, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy tim sung huyết.... Bên cạnh đó, trong phổi còn có thể xuất hiện các phế nang dẫn đến tràn dịch màng phổi, xuất huyết, tơ huyết. Đặc biệt, bạn còn có thể phải đối mặt với tình trạng đau đầu, rối loạn hành vi, thậm chí chảy máu não, hôn mê, viêm võng mạc...
Viêm mao mạch dị ứng gây biến chứng viêm thận
Chẩn đoán xác định viêm mao mạch dị ứng như thế nào?
Hiện nay, Y học hiện đại ứng dụng 4 tiêu chuẩn chẩn đoán viêm mao mạch dị ứng theo phương pháp của Hội thấp khớp Hoa Kỳ như sau:
- Người bệnh có biểu hiện xuất huyết dưới thành mạch.
- Có dấu hiệu đau quanh rốn, đau nhiều sau khi ăn uống, đi ngoài phân đen, phân có lẫn máu.
- Người bệnh có tuổi dưới 20.
- Phát hiện viêm mạch leucocytoclastic trên sinh thiết da.
Nếu có 2 trên 4 dấu hiệu trên bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn có khả năng mắc viêm mao mạch dị ứng.
Tuy nhiên, khi chẩn đoán bệnh cần chú ý phân biệt với một số bệnh lý như sau:
- Các ban xuất huyết cần phải được phân biệt với dấu hiệu xuất huyết do nhiễm trùng, do não mô cầu, giảm tiểu cầu, Lupus ban đỏ, đau khớp hoặc viêm nút động mạch.
- Phân biệt với viêm khớp: Các dấu hiệu tổn thương khớp cần phải được làm rõ, tránh nhầm lẫn với bệnh Kawasaki (biểu hiện lâm sàng là có xuất huyết mao mạch với nổi hạch to trên cơ thể).
- Các biểu hiện đau bụng cần phân biệt với các bệnh lý cấp cứu ngoại khoa khác để kịp thời ngăn chặn biến chứng lồng ruột và viêm phúc mạc.
- Dấu hiệu tổn thương thận cần phải được phân biệt với viêm thận do liên cầu khuẩn.
Tiến triển và tiên lượng viêm mao mạch dị ứng
Theo các bác sĩ chuyên khoa, viêm mao mạch dị ứng có thể gây tổn thương da trong khoảng 2 tuần (tối đa là 3 tuần), sau đó sẽ tự động mờ đi và tiếp tục tái phát thành nhiều đợt khác nhau. Những đợt sau có thể sẽ kéo dài khoảng 3 tháng hoặc lâu hơn (tùy vào tình hình bệnh).
Tiên lượng về các biểu hiện ở khớp chủ yếu không để lại nhiều di chứng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng có thể cản trở các hoạt động trong giai đoạn khởi phát bệnh.
Tiên lượng về triệu chứng bệnh tiêu hóa khá nguy hiểm nếu biến chứng thành tắc ruột, lồng ruột, thủng ống tiêu hóa, giãn đại tràng...
Biến chứng về thận rất nguy hiểm. Thậm chí có nhiều bệnh nhân tiến triển thành suy thận mạn, với mức độ tổn thương thận nặng nề. Bạn cần phải thực hiện xét nghiệm nước tiểu để đo nồng độ protein niệu. Ngoài ra cũng cần phải làm xét nghiệm máu để phát hiện các biểu hiện viêm thận cấp như: thiểu niệu, phù, tăng huyết áp, nitơ phi protein như ure và creatinin trong máu tăng cao. Trong đó khoảng 10% bệnh nhân đã có biến chứng ở thận được chẩn đoán tiên lượng nặng.
Viêm mao mạch dị ứng gây biến chứng xương khớp
Một số lưu ý về điều trị viêm mao mạch dị ứng
Điều trị viêm mao mạch dị ứng hiện không có thuốc Tây y điều trị triệt để. Khi mắc bệnh bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tăng cường thực đơn nhiều chất xơ và vitamin để hỗ trợ sức đề kháng.
Ngoài ra, bác sĩ có thể tư vấn bạn sử dụng các loại thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau không steroid để ngăn ngừa đau xương khớp, đau cơ. Với những trường hợp bệnh nặng bác sĩ có thể cân nhắc liều dùng thuốc Corticoid - ức chế miễn dịch cho bạn. Thông thường, loại thuốc prednisolone thường được chỉ định 1 - 2mg/kg cân nặng/ngày trong 3- 4 tuần. Tuyệt đối không sử dụng trong thời gian dài. Ngoài ra, các trường hợp có biểu hiện viêm cầu thận còn có thể sử dụng bolus corticoid (cả khối) với liều dùng khoảng 500 - 1.000mg methyl prednisolon/24h, sau đó tiếp tục giảm liều dùng.
Tình trạng bệnh nặng hơn có thể dùng azathioprine với liều lượng 3- 4mg/kg/24h kết hợp với corticoid liên tục giảm dần liều lượng trong khoảng 6 tháng đến 1 năm.
Nếu phát hiện thấy nhiễm khuẩn liên cầu trong nước tiểu có thể dùng thêm Penicillin. Với trường hợp tổn thương thận quá nặng như suy thận giai đoạn cuối, bác sĩ có thể tư vấn bạn thực hiện ghép thận.
Xem thêm: Điều trị viêm mao mạch dị ứng theo quan điểm Y học cổ truyền
Khang Mạch Linh – Tin vui cho người mắc viêm mao mạch dị ứng
Khang Mạch Linh 100% từ thảo dược tự nhiên
Khang Mạch Linh là sản phẩm được điều chế bằng những dược liệu tự nhiên đem lại công dụng:
- Hoạt huyết, bổ huyết, điều huyết, hỗ trợ hệ tuần hoàn máu.
- Tác động đến Can, Thận, giải độc mát gan, tăng cường chức năng thận để tăng cường sức đề kháng.
- Hỗ trợ tăng sức bền thành mạch.
Sản phẩm giúp hỗ trợ trị viêm mao mạch dị ứng hiệu quả nhờ các dược liệu tăng cường lưu thông máu kết hợp với tăng hệ miễn dịch. Nếu bạn muốn biết thêm chi tiết về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ hotline: 0982.91.55.53 để được hỗ trợ.