Xuất huyết dưới da dày đặc do viêm mao mạch dị ứng phải làm gì?
Viêm mao mạch dị ứng có tên tiếng Anh là ban xuất huyết Henoch-Schonlein, hiện chưa rõ căn nguyên, gây chảy máu dưới da, ảnh hưởng đến thận và khớp. Triệu chứng điển hình nhất là xuất huyết dưới da. Dưới đây là tổng hợp cách điều trị viêm mao mạch dị ứng hiệu quả nhất cho bạn tham khảo.
Bài viết liên quan:
Điều trị viêm mao mạch dị ứng theo quan điểm của Y học cổ truyền
Vai trò của thảo dược trong điều trị viêm mao mạch dị ứng
Tổng hợp yếu tố dịch tễ học trong viêm mao mạch dị ứng
Viêm mao mạch dị ứng được phát hiện lần đầu tiên năm 1837 do Henoch và Schonlein (người Đức) mô tả. Vì vậy bệnh còn được gọi bằng tên khoa học là ban xuất huyết Henoch-Schonlein, ban xuất huyết dạng thấp, hội chứng viêm mạch xuất huyết, ban xuất huyết dạng phản vệ.... Đây là bệnh lý được xếp vào các loại bệnh tự miễn, do hệ miễn dịch nên chưa có phác đồ điều trị cụ thể.
Đối tượng mắc viêm mao mạch dị ứng nhiều nhất là trẻ 5 tuổi, 75% - 90% là trẻ em từ 2 – 11 tuổi. Tỉ lệ mắc khá phổ biến, ước tính khoảng 14 ca bệnh/ 100.000 dân, đa số bùng phát mạnh vào mùa Đông – Xuân.
Trong đó, khoảng 60 – 75% bệnh nhân có biểu hiện khởi phát có triệu chứng về đường hô hấp. Bệnh chủ yếu bùng phát vào mùa Đông, mùa Xuân. Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm mao mạch dị ứng là do nhiễm trùng Bartonella henselae, nhiễm trùng Adenovirus, Campylobacter enteritis; hoặc cơ thể nhiễm các chủng virus như: Epstein-Barr Virus, Coxsachie Virus, Virus viêm gan B, viêm gan A, tụ cầu vàng kháng methicillin, phản ứng tiêm phòng sởi, thương hàn, tả. Ngoài ra, yếu tố thay đổi thời tiết, môi trường, dị ứng thực phẩm, côn trùng đốt... cũng có thể tăng nguy cơ khởi phát bệnh.
Xuất huyết dày đặc ở chân do viêm mao mạch dị ứng
Xuất huyết dưới da là triệu chứng điển hình của viêm mao mạch dị ứng
Người mắc viêm mao mạch dị ứng sẽ có phản ứng viêm các mạch máu nhỏ leukocytoclastic dưới da do phản ứng của phức hợp miễn dịch, còn được gọi là viêm quá mẫn lắng đọng IgA vô căn.
Biểu hiện đầu tiên ở tất cả các bệnh nhân viêm mao mạch dị ứng là nổi nốt xuất huyết và nốt sần xuất huyết dưới da. Xuất huyết tiêu hóa hình thành khi phức hợp IgA lắng đọng trên các mạch máu ở thành ruột. Khi tiếp tục có lắng đọng IgA ở màng đáy cầu thận sẽ dẫn đến biến chứng viêm cầu thận hình trăng lưỡi liềm.
Riêng đặc điểm nhận biết xuất huyết dưới da, chủ yếu xuất hiện ở chi dưới. Nốt xuất huyết mẩn đỏ, sau đó lan thành sẩn xuất huyết, dày đặc ở mặt duỗi chi trước, tay và thắt lưng. Đốm xuất huyết không gây ngứa, khi đè kính không có biểu hiện tan biến, xuất huyết có thể chuyển thành hoại tử, làm biến đổi màu da sang màu tím, lở loét.
Ngoài ra, bệnh nhân viêm mao mạch dị ứng còn phải đối mặt với các triệu chứng sau:
- 65% bệnh nhân bị đau bụng vùng thượng vị. Đây là dấu hiệu tổn thương cơ quan tiêu hóa. Nếu xuất huyết tiêu hóa sẽ có biểu hiện máu ẩn trong phân. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể buồn nôn, nôn nhiều, nôn ra máu (chiếm khoảng 30%).
- 70% bệnh nhân bị tổn thương khớp, viêm khớp, viêm đa khớp, đau ở đầu gối, mắt cá chân, khủy tay... Tổn thương khớp có thể giảm sau một vài ngày, và không gây hại vĩnh viễn.
- Khoảng 25% - 50% bệnh nhân có biểu hiện tổn thương thận. Đây được coi là biến chứng nặng nề nhất, có thể dẫn đến viêm thận mang tính thương tổn đến suốt đời. Dấu hiệu đi tiểu ra máu, phát hiện protein và trụ hồng cầu trong máu là điển hình nhất.
- Một số biến chứng khác (chủ yếu gặp ở người trưởng thành) như: triệu chứng nhồi máu cơ tim, tràn dịch phổi, xuất huyết phổi, nhồi máu ruột, co giật thần kinh, viêm tinh hoàn, xoắn thừng tinh (ảnh hưởng ở bệnh nhân nam).
Viêm mao mạch dị ứng có thể tái phát nhiều lần. Tùy thuộc vào cơ địa mà các biến chứng ở mỗi người khác nhau. Việc điều trị ngăn chặn biến chứng nguy hiểm được coi là điều tiên quyết trong Y học hiện đại.
Hình ảnh đôi chân bệnh nhân viêm mao mạch dị ứng
Chẩn đoán phân biệt viêm mao mạch dị ứng với các bệnh lý khác bằng cách nào?
Để điều trị đúng cách, bạn nên đi thăm khám, thực hiện các xét nghiệm đầy đủ để phân biệt viêm mao mạch dị ứng với các bệnh lý như:
- Viêm mạch máu nhỏ quá mẫn.
- Ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.
- Viêm khớp dạng thấp.
- Lupus ban đỏ hệ thống.
- Bệnh Kawasaki, Bệnh hạt Wegener ....
Theo tiêu chuẩn của Hội nghị Đồng thuận Quốc tế, chẩn đoán viêm mao mạch dị ứng cần lưu ý, người bệnh bắt buộc phải có dấu hiệu xuất huyết dưới da kèm theo 1 trong những biểu hiện dưới đây:
- Đau bụng vùng thượng vị.
- Sinh thiết phát hiện lắng đọng IgA.
- Viêm, đau khớp tay, chân.
- Xét nghiệm nước tiểu có dấu hiệu tổn thương (chỉ số tiểu protein, tiểu máu).
Ngoài ra, người bệnh cũng cần thực hiện xét nghiệm máu thường thấy tăng bạch cầu, tiểu cầu, lắng đọng hồng cầu. Phân tích nước tiểu thấy chỉ số tiểu máu, tiểu protein cao. Xét nghiệm phân có thể có máu lẫn trong phân. Để chẩn đoán mức độ tổn thương thận, cơ quan tiêu hóa, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện chụp CT vùng bụng, sinh thiết thận, chụp đại tràng cản quang.
Phân biệt viêm mao mạch dị ứng và xuất huyết giảm tiểu cầu
Khi nào mắc viêm mao mạch dị ứng nên tới bệnh viện gấp?
Viêm mao mạch dị ứng là bệnh tự miễn, vì vậy cần chú ý chăm sóc bệnh nhân bằng cách bổ sung nước, nghỉ ngơi nhiều, nâng cao chân để máu huyết lưu thông, hỗ trợ giảm xuất huyết.
Nếu phát hiện thấy các triệu chứng xuất huyết dưới da nghiêm trọng, đau khớp cần phải nhanh chóng nhập viện để được bác sĩ theo dõi. Hiện nay viêm mao mạch dị ứng chưa có phác đồ điều trị cụ thể, việc điều trị bằng Tây y chỉ mang tính dự phòng các biến chứng nghiêm trọng.
Bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc như: Corticosteroids kết hợp với các loại thuốc ức chế miễn dịch khác như: Azathioprine, Cyclophosphamide, Immunoglobulin (Ig) tiêm tĩnh mạch... tùy thuộc vào mức độ tổn thương của bệnh nhân. Việc dùng thuốc bắt buộc phải đúng thời gian và liều lượng quy định của bác sĩ để tránh những biến chứng nghiêm trọng.
Khi điều trị cần chú ý kết hợp với chuyên khoa thận, theo dõi sức khỏe bệnh nhân thường xuyên, tiến hành xét nghiệm nước tiểu hàng ngày để ngăn chặn biwwns chứng. Việc theo dõi phải thực hiện trong vòng 6 tháng, nếu phát hiện có viêm thận cần phải tiến hành Creatinine huyết thanh và xét nghiệm ure nitrogen máu để thay đổi phương án điều trị thích hợp.
Do điều trị bằng Tây y chỉ mang tính dự phòng nên rất nhiều người lựa chọn điều trị bằng Y học cổ truyền để mang lại hiệu quả cao, không gây biến chứng. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc thông huyết mạch, bổ huyết, tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, tự khắc bệnh sẽ tiêu tan.
Trên đây là những thông tin bổ ích về bệnh viêm mao mạch dị ứng. Mong rằng bạn đã có thêm nhiều kiến thức để giúp mình sớm thoát khỏi căn bệnh nguy hiểm này.