Nguy cơ tháo khớp, cắt cụt chân vì tắc động mạch ngoại biên
Tắc động mạch ngoại biên chủ yếu hình thành do các mảng xơ vữa dẫn đến chít hẹp lòng động mạch, giảm nhanh lưu lượng máu đến hai chân. Nếu để lâu ngày không điều trị dứt điểm tắc động mạch ngoại biên có thể dẫn đến tháo khớp, cắt cụt chi.
Xem thêm:
Điều trị viêm tắc tĩnh mạch theo quan điểm Đông y
Chữa viêm tắc tĩnh mạch bằng biện pháp châm cứu
Bệnh động mạch ngoại biên chi dưới: Báo động lở loét, cắt cụt chi
Những biểu hiện khi mắc bệnh động mạch ngoại biên
Triệu chứng cơ bản nhất của tắc động mạch ngoại biên là dấu hiệu đau cách hồi (đau chủ yếu khi vận động, nghỉ ngơi sẽ hết). Sau đó là những cơn chuột rút khó chịu ở vùng đùi, hông và bắp chân.
Rất nhiều người cho rằng đau chân là dấu hiệu của bệnh viêm khớp, đau dây thần kinh, thậm chí “bệnh tuổi già” nên thường phát hiện tắc động mạch ngoại biên quá muộn, dẫn đến việc điều trị khó khăn hơn.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng cho rằng tắc động mạch ngoại biên là căn bệnh có “diễn biến thầm lặng” nên việc phát hiện sớm bệnh lý này cũng khá khó khăn. Ước tính khoảng 75% bệnh nhân tới khám và điều trị khi đã có dấu hiệu viêm loét, hoại tử chân.
Tắc động mạch rất nguy hiểm
Những ai có nguy cơ bị bệnh động mạch ngoại biên?
Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao dưới đây cần phải đặc biệt cẩn trọng và đi khám sớm khi nhận thấy dấu hiệu đau mỏi chân:
- Nghiện thuốc lá: Nghiên cứu cho thấy người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 4 lần so với những người bình thường.
- Béo phì, thừa cân: Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ bị xơ vữa thành mạch cao nhất, tăng khả năng đột quỵ, nhồi máu cơ tim do những vẫn đề về mạch máu.
- Bệnh nhân đái tháo đường: Người có tiền sử đái tháo đường dễ biến chứng về động mạch gây nên các bệnh lý về bàn chân, trong đó có tê bì và tắc động mạch ngoại biên chi dưới. Nhất là lượng đường huyết cao khiến những vết thương dù nhỏ cũng khó có thể lành lặn làm tăng nguy cơ hoại tử chi.
- Người bị cholesterol cao trong máu: Nhóm người này rất dễ có các mảng bám xơ vữa trong thành động mạch, làm máu huyết không được lưu thông. Đây là đối tượng cao nhất dễ bị xơ vữa động mạch.
- Người bị tăng huyết áp: tăng huyết áp cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh động mạch ngoại biên.
Đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh về mạch máu nhiều nhất nên bạn phải chú ý nhiều đến sức khỏe ở chân.
Mô phỏng hẹp động mạch chân
Chẩn đoán tắc động mạch ngoại biên bằng cách nào?
Khi tới bệnh viện thăm khám bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng các phương pháp như:
- Xét nghiệm ABI (đo chỉ số mắt cá chân – cánh tay):
Phương pháp này giúp đo huyết áp ở cổ chân, sau đó bác sĩ sẽ chia chỉ số huyết áp cao nhất vùng cánh tay. Xét nghiệm này rất đơn giản nhưng giúp tầm soát bệnh nhanh chóng. Nếu chỉ số ABI đạt ngưỡng 0,9 - 1,3 là bình thường, trường hợp lớn hơn 1,3 được chẩn đoán động mạch chày không đè xẹp, lớn hơn 4,1 - 9,0 là căn bệnh mạch máu ngoại biên, dưới 4,0 là bệnh mạch máu ngoại biên nặng.
- Siêu âm mạch máu Doppler:
Phương pháp này giúp phát hiện hình thái giải phẫu huyết động thương tổn ở mạch máu, cục máu đông trong lòng động mạch.
- Chụp cắt lớp vi tính động mạch (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ động mạch:
Biện pháp này giúp phát hiện tốc độ dòng chảy, khu vực bị tổn thương động mạch.
- X.quang mạch máu – phương pháp DSA - Digital Substraction Angiography:
Biện pháp này giúp được sử dụng khi có chỉ định can thiệp, sau các xét nghiệm không xâm lấn.
Biến chứng chân do tắc động mạch
Bệnh tắc động mạch ngoại biên chi dưới có điều trị và phòng ngừa được không?
Điều trị bệnh động mạch ngoại biên theo Tây y chủ yếu sử dụng các loại thuốc giúp giảm đau, kháng viêm nhanh chóng như: cilostazol 100mg liều dùng ngày 2 viên chia làm 2 lần, naftidrofuryl oxalate: ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 viên.
Biện pháp phẫu thuật cũng được tư vấn dành cho những trường hợp thiếu máu nặng dẫn đến hoại tử nghiêm trọng. Bác sĩ có thể chỉ định bạn làm tái thông, phẫu thuật mạch máu kết hợp với dùng thuốc kháng sinh.
Bệnh tắc động mạch ngoại biên chi dưới hoàn toàn có thể kiểm soát được nhờ thay đổi một số thói quen sau:
- Kiểm soát các yếu tố nguy cơ như: giảm cân, bỏ thuốc lá, tập luyện thể dục thể thao, tăng cường ăn các loại rau xanh, hoa quả, đo huyết áp, kiểm soát đường huyết (nếu bi bệnh tiểu đường)...
- Duy trì kế hoạch luyện tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp máu huyết được lưu thông, ngăn ngừa triệu chứng bệnh động mạch ngoại biên, béo phì, thừa cân... Tốt nhất bạn nên duy trì thói quen đi bộ hoặc đạp xe ít nhất 30 phút mỗi ngày để máu huyết lưu thông, tăng sức đề kháng.
Như vậy, bệnh động mạch ngoại biên được đánh giá là căn bệnh tiến triển thầm lặng, triệu chứng thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì vậy, nếu bạn thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao cần phải thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện và điều trị sớm.
Khang Mạch Linh là sản phẩm hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh lý về mạch máu. Để hiểu thêm về bệnh tắc động mạch ngoại biên, bạn hãy liên hệ hotline: 0982.91.55.53 để được tư vấn.