Bị nổi gân xanh ở chân là mắc bệnh gì?
Gân xanh nổi lên rất nhiều ở chân là tình trạng nhiều người mắc phải mà băn khoăn không rõ đây là dấu hiệu của bệnh gì? Hãy cùng tìm hiểu những nguy cơ bệnh lý gặp phải khi bị nổi gân xanh ở chân nhé!
Xem thêm:
Phân biệt suy giãn tĩnh mạch với giãn tĩnh mạch mạng nhện
Làm thế nào để chữa giãn tĩnh mạch tay?
Thế nào là giãn tĩnh mạch hai chi dưới?
Tình trạng gân xanh nổi dưới da là gì?
Có thể bạn chưa biết các gân xanh ở dưới da chính là tĩnh mạch – đóng vai trò quan trọng trong việc đưa máu đến các cơ quan. Cấu tạo tĩnh mạch dày đặc dưới chân sẽ đảm nhiệm đưa máu từ tim đến các vùng chi và từ chi quay ngược trở lại tim để trao đổi dinh dưỡng và oxi đến toàn bộ cơ thể.
Hầu hết các tĩnh mạch đều nằm ở dưới da, tuy nhiên có vùng tĩnh mạch sâu là nằm trong cơ. Khi van tĩnh mạch suy yếu sẽ dẫn đến giãn tĩnh mạch chân làm tĩnh mạch nổi lên ngay sát bề mặt da. Bệnh càng nặng thì tĩnh mạch càng nổi to, màu xanh, ngoằn ngoèo rất đáng sợ.
Mặc dù có trường hợp tĩnh mạch nổi dưới da là hiện tượng tự nhiên nhưng hầu hết đây là dấu hiệu đáng lo ngại về bệnh lý viêm tắc, suy giãn tĩnh mạch.
Suy giãn tĩnh mạch ở chân
Nguyên nhân nào dẫn đến nổi gân xanh nhiều ở chân?
Nổi gân xanh mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ. Nổi gân xanh dưới da chủ yếu do các bệnh lý như:
- Do da quá mỏng: Xem xét về mặt cấu tạo da, những người có làn da trắng hơn thường sẽ dễ nhận thấy các gân xanh nổi lên nhiều hơn người có làn da sẫm màu. Ngoài ra những người có cấu tạo da mỏng hơn sẽ khiến dễ nhìn thấy gân xanh hơn. Với những người già, lớp mỡ dưới da hầu như biến mất khiến cho gân nổi rõ rệt.
- Gân xanh nổi lên do cơ thể quá gầy: Với những người gầy yếu, đương nhiên lớp mỡ dưới da sẽ mỏng nên không thể che đi được những đường gân xanh nổi dưới da.
- Do vận động mạnh: Trường hợp bạn là vận động viên hoặc có yếu tố công việc phải liên quan đến tập cơ chân sẽ khiến bắp chân của bạn phải hoạt động liên tục để làm căng lớp tĩnh mạch, lâu dần cũng khiến tĩnh mạch nổi cao.
- Phụ nữ mang thai: Chị em mang thai, trọng lượng cơ thể tăng nhanh, thai nhi càng lớn sẽ càng gây áp lực đến hệ thống tĩnh mạch dẫn đến các mạch máu nổi rõ trên da. Ngoài ra, hormone khi mang thai cũng tác động rất nhiều đến tình trạng giãn tĩnh mạch.
- Do bệnh suy giãn tĩnh mạch: Nếu bạn thấy chân bị đau, tĩnh mạch nổi to dưới da, chuột rút, chân nóng rát, sưng phù đều có thể là biểu hiện của bệnh giãn tĩnh mạch. Bệnh hình thành do van trong lòng tĩnh mạch chịu áp lực lớn khiến dòng máu không thể quay ngược từ chân lên đến tim. Bệnh không chỉ gây đau đớn, mất thẩm mỹ mà còn có thể khiến hình thành vết lở loét, hoại tử, thậm chí cắt cụt chi. Ngoài ra, nguy cơ hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch dẫn đến tắc động mạch phổi gây tử vong là rất cao.
Giãn tĩnh mạch mạng nhện ở chân
Điều trị bệnh lý chân nổi gân xanh như thế nào cho đúng?
Tốt nhất khi nhận thấy các dấu hiệu ở chân, bạn nên đi thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa kết hợp với một số thói quen tốt cho mạch máu như:
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, không ăn các thực phẩm có hại cho mạch máu như đồ ăn cay, nóng, dầu mỡ, tăng cường rau xanh, hoa quả để tăng cường sức đề kháng.
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao như: bơi lội, Yoga, đi bộ... để chân được hoạt động, mạch máu được điều hòa đi các cơ quan.
- Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu để ngăn ngừa áp lực lên thành tĩnh mạch.
- Không nên thường xuyên mặc những loại quần áo bó sát vùng chi dưới, gây tác động đến những đường tĩnh mạch dưới da.
- Khi ngủ nên có thói quen gác cao chân để mạch máu lưu thông thuận lợi.
- Tuyệt đối không tắm nước quá nóng. Nếu muốn ngâm chân bạn nên ngâm bằng nước mát để máu vận chuyển về tim tốt hơn.
- Massage chân nhẹ nhàng mỗi ngày kết hợp với dùng vớ y tế để giảm đau nhức và tốt cho hệ tuần hoàn.
Khang Mạch Linh là sản phẩm rất tốt giúp hỗ trợ điều trị bệnh lý về tĩnh mạch, viêm mao mạch. Để hiểu thêm về sản phẩm và bệnh suy giãn tĩnh mạch hãy liên hệ hotline: 0982.91.55.53 để được hỗ trợ.