Giải đáp 7 thắc mắc về siêu âm tĩnh mạch thường gặp nhất
Siêu âm tĩnh mạch là phương pháp được bác sĩ chuyên khoa giúp phát hiện mức độ suy giãn, tổn thương tĩnh mạch. Cụ thể, siêu âm tĩnh mạch được thực hiện như thế nào, trước khi siêu âm cần phải chuẩn bị những gì... Hãy cùng tham khảo qua nội dung bài viết dưới đây nhé!
Câu hỏi 1: Hình ảnh siêu âm tĩnh mạch là gì?
Siêu âm tĩnh mạch được khẳng định là phương pháp rất an toàn và không hề gây đau đớn. Siêu âm giúp chẩn đoán hình ảnh bên trong tĩnh mạch thông qua sóng âm thanh được tạo nên từ kĩ thuật đầu dò và gel trên da. Sóng âm tần số cao sẽ truyền từ đầu dò qua lớp gel để vào cơ thể. Sau đó, đầu dò còn đảm nhiệm vai trò thu thập âm thanh phản xạ lại và phân tích qua máy tính để tái tạo hình ảnh.
Siêu âm tĩnh mạch hoàn toàn vô hại do không sử dụng bức xạ như trong chụp X-quang. Thông qua hình ảnh thu nhận được bác sĩ sẽ chẩn đoán được cấu trúc, chuyển động của lượng máu qua tĩnh mạch.
Siêu âm tĩnh mạch là xét nghiệm y tế không xâm lấn giúp bác sĩ chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch và khuyết khối tĩnh mạch. Kĩ thuật siêu âm phải sử dụng siêu âm Doppler màu để đánh giá tốt nhất các chất chuyển động như lượng máu trong động mạch và tĩnh mạch ở mọi cơ quan.
Câu hỏi 2: Siêu âm tĩnh mạch giúp chẩn đoán bệnh gì?
Siêu âm tĩnh mạch giúp phát hiện sớm các cục máu đông trong tĩnh mạch chân, đây là bệnh lý huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc DVT. Cục máu đông có thể vỡ ra, di chuyển vào phổi dẫn đến thuyên tắc phổi. Nếu bạn đang mắc bệnh lý này cần phải được phát hiện càng sớm càng tốt để ngăn chặn chúng di chuyển đến phổi.
Ngoài ra, siêu âm tĩnh mạch còn giúp chẩn đoán nguyên nhân dẫn đến phù chân. Đây có thể do bệnh lý giãn tĩnh mạch khi các van tĩnh mạch giữ cho máu quay trở lại về tim bị hỏng dẫn đến lượng máu ứ đọng không thể đảm nhiệm được vai trò này.
Siêu âm tĩnh mạch còn giúp định hướng phương pháp đặt ống thông tĩnh mạch. Đây là một trong những biện pháp được dùng nhiều để chữa bệnh lý về động mạch, viêm tắc tĩnh mạch. Hình ảnh siêu âm sẽ giúp xác định chuẩn xác vị trí tĩnh mạch bị bệnh.
Khi thực hiện siêu âm tĩnh mạch còn giúp loại bỏ các mảnh tĩnh mạch bị hẹp hoặc tắc. Điều này rất tốt trong hỗ trợ phẫu thuật bắc cầu động mạch tim hoặc kiểm tra mô ghép mạch máu.
Riêng đối với trẻ em, siêu âm tĩnh mạch giúp:
- Kiểm tra kết nối giữa động mạch và tĩnh mạch trong mạch máu bị dị tật bẩm sinh như rò lỗ lọc máu, dị dạng động mạch.
- Trường hợp đặt đường trong tĩnh mạch tay hoặc chân có thể dẫn đến cục máu đông nỏi xung quanh do kích thước nhỏ hơn. Cục máu đông này có thể gây chèn áp ở tĩnh mạch ở ngực hoặc chân trái tác động của động mạch bụng.
Cụ thể, siêu âm tĩnh mạch giúp bác sĩ chẩn đoán:
- Tắc nghẽn dòng chảy của máu.
- Chẩn đoán hẹp mạch máu.
- Phát hiện khối u và phần mạch máu dị dạng bẩm sinh.
- Phát hiện tình trạng giảm hoặc không có lưu lượng máu đến một số cơ quan.
- Hỗ trợ tăng lưu lượng máu.
Hình ảnh siêu âm tĩnh mạch chân
Câu hỏi 3: Khi đi siêu âm tĩnh mạch nên chuẩn bị những gì?
Khi siêu âm tĩnh mạch bạn cần chú ý:
- Nên mặc quần áo thoải mái, rộng rãi. Nếu bạn đang đi vớ ở chân có thể phải cởi bỏ để kĩ thuật siêu âm tốt hơn.
- Bạn có thể phải mặc áo choàng trước khi tiến hành siêu âm.
- Nếu muốn siêu âm tĩnh mạch bụng cần phải nhịn ăn uống ít nhất 6 tiếng trước khi làm thủ thuật, còn các loại tĩnh mạch chân, tay bạn không phải nhịn ăn theo chỉ định.
Câu hỏi 4: Thiếu bị siêu âm tĩnh mạch là gì?
Máy siêu âm gồm có các thiết bị: Bảng điều khiển máy tính, máy tính hiển thị hình ảnh và đầu dò siêu âm. Ngoài ra, bộ chuyển đổi có dạng tương tự micro sẽ giúp hình ảnh hiển thị sắc nét.
Khi siêu âm bác sĩ sẽ tiến hành thoa lượng gel nhỏ lên khu vực muốn siêu âm và đặt đầu dò vào. Gel sẽ giúp sóng âm thanh truyền giữa khu vực dược kiểm tra và đầu dò để hiển thị hình ảnh lên màn hình máy tính. Hình ảnh này được tạo nên từ biên độ lớn, cao độ tần số và tín hiệu siêu âm.
Câu 5: Quy trình siêu âm tĩnh mạch như thế nào?
Cụ thể, hình ảnh siêu âm được tạo nên từ nguyên tắc sóng âm thanh đập vào một vật thể rồi dội lại hình ảnh. Siêu âm là phương pháp hữu hiệu để phát hiện những bất thường trong các mô, cơ quan.
Quy trình siêu âm sẽ diễn ra các bước như sau:
- Bôi gel lên vùng da cần kiểm tra.
- Dùng đầy dò gửi sóng âm để ghi lại hình ảnh.
- Thông qua hình ảnh bác sĩ sẽ chụp được các hình ảnh tĩnh để phát hiện tổn thương tĩnh mạch. Hình ảnh máy tính sẽ giúp xử lý âm thanh và hình ảnh về dòng chảy của máu trong mạch máu.
Kết quả siêu âm tĩnh mạch
Câu 6: Thủ tục được thực hiện như thế nào?
Khi khám siêu âm bạn sẽ nằm trên bàn khám để dễ dàng nghiêng người hoặc di chuyển. Bạn có thể quay sang 2 bên để hình ảnh được rõ nét hơn. Sau đó, bác sĩ sẽ thoa gel lên vùng cơ thể. Tiếp tục bác sĩ sẽ đặt đầu dò lên các vùng da rồi thực hiện quét qua các vùng tĩnh mạch.
Quá trình này có thể diễn ra trong khoảng 30 – 45 phút. Trường hợp bệnh nặng hơn sẽ cần nhiều thời gian thăm khám hơn.
Siêu âm hoàn toàn không đau đớn. Sau khi siêu âm xong bác sĩ sẽ lau sạch lớp gel còn sót lại trên da. Sau siêu âm bạn có thể sinh hoạt cử động như bình thường.
Câu 7: Kết quả siêu âm được chẩn đoán như thế nào?
Bác sĩ siêu âm sẽ phân tích hình ảnh thu nhận được, gửi báo cáo về cho bác sĩ lâm sàng khám cho bạn. Sau đó, bạn sẽ được thông báo kết quả khám qua bác sĩ khám lâm sàng ban đầu. Nếu tình trạng bệnh của bạn có vấn đề các bác sĩ có thể thảo luận với nhau kĩ hơn về kết quả thăm khám.
Siêu âm tĩnh mạch là phương pháp an toàn không xâm lấn, không gây đau cho người khám. Đây cũng là biện pháp chẩn đoán ít gây tốn kém cho người bệnh. Hình ảnh siêu âm an toàn, không gây hại. Vì vậy, nếu được bác sĩ yêu cầu siêu âm tĩnh mạch bạn đừng quá lo lắng nhé!
Xem thêm:
Làm thế nào để chữa suy giãn tĩnh mạch tay?
Thế nào là suy giãn tĩnh mạch mạn tính hai chi dưới?