Mách bạn biện pháp điều trị giãn tĩnh mạch tay hiệu quả nhất hiện nay
Giãn tĩnh mạch chủ yếu gặp ở chi dưới, tuy nhiên giãn tĩnh mạch tay cũng khá phổ biến. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn đe dọa đến sức khỏe nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu thêm về các biện pháp điều trị giãn tĩnh mạch tay hiệu quả nhất hiện nay dưới đây nhé!
Giãn tĩnh mạch tay có triệu chứng nhận biết như thế nào?
Giãn tĩnh mạch ở tay là tình trạng các van tĩnh mạch ở tay bị suy yếu, dẫn đến máu ứ đọng nhiều, không lưu thông được làm các tĩnh mạch giãn rộng. Lâu dần máu không thể di chuyển linh hoạt về tim sẽ dẫn đến các đường gân xanh nổi ngoằn ngoèo dưới vùng da tay, nhất là khu vực mu bàn tay và cổ tay.
Suy giãn tĩnh mạch hầu hết xảy ra ở chân nhiều hơn, do cấu tạo tĩnh mạch chân dài, phức tạp và nằm cách xa tim nên lưu thông máu kém hơn. Tuy nhiên, giãn tĩnh mạch tay cũng là tình trạng phổ biến cần được can thiệp sớm.
Dưới đây là một số triệu chứng đơn giản giúp bạn nhận biết suy giãn tĩnh mạch tay:
- Tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo dưới da.
- Cảm thấy căng tức tay, đau tay, khó chịu.
- Mạch máu sưng to, gân xanh nổi rõ, khó khăn vận động.
- Phù tay, khó cầm nắm đồ vật.
Mặc dù các triệu chứng phù nề, lở loét, hoại tử như suy giãn tĩnh mạch chân rất ít khi gặp ở tay nhưng bệnh lý này cũng là “thủ phạm”cản trở sinh hoạt, vận động hàng ngày. Đặc biệt tĩnh mạch nổi to còn gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng và gia tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch dẫn đến tử vong đột ngột nếu di chuyển đến phổi. Vì vậy, tốt nhất bạn nên chú ý đến những triệu chứng thường gặp như trên để có biện pháp điều trị càng sớm càng tốt.
Giãn tĩnh mạch tay gây mất thẩm mỹ
Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch tay
Các yếu tố tác động dẫn đến ảnh hưởng tĩnh mạch tay như sau:
- Do tuổi tác: Nghiên cứu chỉ ra rằng tuổi càng cao thì van tĩnh mạch càng dễ dàng suy yếu dẫn đến lưu lượng máu giảm và tăng nguy cơ bị bệnh.
- Do yếu tố nhiệt độ: Yếu tố nhiệt độ cao cũng ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn của cơ thể, làm cho các mao mạch nóng lên và làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch.
- Do yếu tố công việc: Người thường xuyên mang vác các vật năng, tập luyện cường độ cao ... cũng có thể dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch tay.
- Do một số thói quen xấu: Việc bạn vận động tay ít làm máu khó lưu thông hoặc thường xuyên mặc đồ bó, ngủ có thói quen gối đầu lên tay đều khiến cản trở lưu lượng máu.
- Do yếu tố hormone: Chị em mang thai hoặc giai đoạn tuổi mãn kinh đều có sự thay đổi nội tiết tố rõ rệt dẫn đến tĩnh mạch suy giãn.
- Do chế độ dinh dưỡng kém: Thực đơn thiếu hụt nhóm chất xơ, vitamin E, C cũng dẫn đến một số triệu chứng như tê bì tay, ảnh hưởng đến lưu thông máu ở tĩnh mạch.
- Do di truyền: Trong gia đình có người mắc suy giãn tĩnh mạch thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.
Suy giãn tĩnh mạch ở tay nếu có cục máu đông có thể di chuyển làm thuyên tắc động mạch phổi có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Biến chứng phù nề do giãn tĩnh mạch tay
Mách bạn một số phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch tay
Bác sĩ điều trị suy giãn tĩnh mạch tay cần chú ý vào các biểu hiện biến chứng để có biện pháp cụ thể như:
- Điều trị nội khoa:
Bệnh nhân sẽ được tư vấn sử dụng các loại thuốc chống đông máu, kháng viêm, kháng sinh tùy thuộc vào các biểu hiện bệnh lý.
- Phẫu thuật:
Bác sĩ có thể tư vấn bạn cắt bỏ vùng tĩnh mạch bị giãn bằng một vết nhỏ ở tay, sau đó cắt nối tĩnh mạch. Sau khoảng 2 tháng vết thương sẽ lành lặn và bạn có thể cử động bình thường.
- Liệu pháp laser:
Đây là biện pháp áp dụng tia laser để đốt các tĩnh mạch bị giãn. Biện pháp này chủ yếu áp dụng cho trường hợp giãn tĩnh mạch nhẹ và chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
- Phương pháp tiêm xơ cứng:
Biện pháp này giúp ngăn chặn dòng máy chảy ngược trong tĩnh mạch bằng cách sử dụng thuốc tiêm vào tĩnh mạch gây xơ để điều trị giãn tĩnh mạch.
- Phương pháp tuốt loại bỏ và nối tĩnh mạch:
Đây là biện pháp được áp dụng cho trường hợp bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch lớn, giúp loại bỏ vùng tĩnh mạch bị suy giãn.
- Phương pháp kết hợp:
Bạn nên tham khảo sử dụng vớ y khoa giúp giảm đau và hỗ trợ mạch máu co bóp. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài tập tay để lưu thông máu tốt hơn. Đặc biệt những thói quen xấu như mặc quần áo bó, ngủ gối đầu tay cũng nên loại bỏ. Trong chế độ dinh dưỡng, nên tăng cường ăn thực phẩm giàu chất xơ, vitamin E, C... cũng góp phần hỗ trợ trị bệnh hiệu quả.
Xem thêm: Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch tay và biện pháp điều trị hiệu quả
Khang Mạch Linh – Sản phẩm hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch tay từ thảo dược
Khang Mạch Linh hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng thảo dược
Sản phẩm Khang Mạch Linh được nghiên cứu, ứng dụng các bài thuốc của Y học cổ truyền để tạo ra viên nang chứa các dược liệu giúp tăng cường sức đề kháng, tăng lưu thông máu, làm tan huyết ứ, bảo vệ thành mạch, tăng cơ hội chữa khỏi bệnh cho những bệnh nhân mắc viêm mao mạch, suy giãn tĩnh mạch.
Sản phẩm Khang Mạch Linh còn kết hợp các dược liệu giúp tăng hệ miễn dịch, nâng cao chính khí cơ thể, giúp dưỡng huyết, làm chân tay sớm hồng hào trở lại.
Khang Mạch Linh được Bộ Y tế kiểm duyệt đạt chuẩn GMP, hiệu quả và an toàn với người dùng.