Hồng ban đa dạng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Hồng ban đa dạng là căn bệnh hình thành do phản ứng nhạy cảm của hệ miễn dịch. Triệu chứng nổi bật là tổn thương trên da có dạng hình bia bắn, viêm mắt và loét cơ quan sinh dục. Khi mắc hồng ban đa dạng cần chú ý điều gì? Hãy cùng tìm hiểu thêm qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây hồng ban đa dạng là gì?

Hồng ban đa dạng được hiểu là căn bệnh xuất phát từ hệ miễn dịch. Cụ thể đây là phản ứng tăng nhạy cảm, thường hình thành do nhiễm trùng (hay gặp nhất là do viruss herpes simplex-HSV, dẫn đến những tổn thương ở da, mắt và cơ quan sinh dục. Đa số bệnh cấp tính đều có thể tự lành, tuy nhiên bệnh mãn tính để lại rất nhiều di chứng.

Đối tượng mắc hồng ban đa dạng nhiều nhất là ở độ tuổi trưởng thành, khoảng 20 – 40 tuổi. Trong đó, tỉ lệ nam giới mắc bệnh nhiều gấp 2 lần nữa giới.

Y học hiện đại cho rằng nguyên nhân gây hồng ban đa dạng không rõ ràng bởi đây là bệnh lý của hệ miễn dịch. Một số yếu tố tác động ảnh hưởng đến hệ miễn dịch như sau:

- Yếu tố gen di truyền: Một số gen như: HLA-DQw3 được nghiên cứu là có liên quan với herpes dẫn đến phản ứng là các nốt tổn thương hình bia bắn dưới da.

- 90% bệnh nhân mắc hồng ban đa dạng là do xuất phát từ nhiễm trùng. Điển hình nhất là HSV. Khi cơ thể nhiễm virrus herpes sẽ dẫn đến phản ứng da trong tối đa 14 ngày, nếu bệnh nhẹ sẽ tự khỏi. Ngoài ra, nhiễm trùng Mycoplasma pneumonia cũng rất phổ biến. Bên cạnh đó còn một số tác nhân tấn công hệ miễn dịch khác như: cytomegalo virus, virus varicella zoster, virus viêm gan, parapoxvirus, HIV, nhiễm nấm sợi...

- Do tác dụng phụ của thuốc: Nguyên nhân này chiếm khoảng 10%. Một số loại thuốc làm tăng phản ứng của hệ miễn dịch như: barbiturate, thuốc chống viêm không steroid, phenothiazine, penicillin, sulphonamide và thuốc chống co giật. Khi chẩn đoán cần phân biệt rõ nhóm thuốc gây hồng ban đa dạng với hội chứng Steven-Johnson – nhóm tăng nguy cơ gây nổi mày đay.

hong-ban-da-dang-1

Bệnh nhân bị hồng ban đa dạng thể nặng

Dấu hiệu nhận biết hồng ban đa dạng là gì?

Hồng ban đa dạng bao gồm 2 nhóm là thể nhẹ và nặng. Thể nhẹ không có dấu hiệu viêm loét toàn thân và có thể tự khỏi trong khoảng 7 – 14 ngày. Với thể nặng sẽ nhận thấy các dấu hiệu tổn thương như:

- Người sốt, lạnh, đau khớp, mệt mỏi.

- Tổn thương trên da số lượng nhiều, dạng hình bia bắn lan rộng từ mua bàn tay, mu bàn chân, đến toàn bộ thân mình. Trong đó, các vết ở tay nhiều hơn chân, kèm theo ở mặt, cổ.

- Vết tổn thương hình bia bắn có thể lan rộng thành đám ở khuỷu tay và đầu gối.

- Cảm giác ngứa nhẹ hoặc bỏng rát ở da.

- Mảng thương tổn dưới da thường có hình tròn, ranh giới rõ, dày sần lên tạo thành đường kính vài cm. Vết này có thể thành bọng nước hoặc vảy tiết. Hình bia bắn này có 3 vòng đồng tâm khác nhau rất dễ nhận biết: ở giữa có màu đỏ sẫm, mụn nước hoặc chóc vảy, vòng tròn thứ 2 màu hồng nhẹ, phù nề, vòng ngoài màu đỏ tươi.

- Hình bia bắn có thể xen kẽ hoặc tách ròi nhau. Với những vùng da bị chấn thương còn gặp hiện tượng Kobner.

- Môi thường sưng nhẹ, niêm mạc miệng tổn thương. Môi và má đỏ, có nhiều vết dập, loét khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc ăn uống và giao tiếp.

- Niêm mạc mắt, hậu môn, khí quản, phế quản, ống tiêu hóa, hậu môn, cơ quan sinh dục đều có dấu hiệu thương tổn như: sưng, đỏ, mọng nước, loét đau, phù giả mạc màu trắng, chảy máu.

Hồng ban đa dạng thường tái nhiễm trong nhiều lần. Với những bệnh nhân mãn tính bệnh có thể kéo dài trong nhiều năm. Vì vậy, điều trị dứt điểm là điều vô cùng cần thiết.

hong-ban-da-dang-2

Hồng ban đa dạng nổi các hình bia bắn 

Phương pháp điều trị hồng ban đa dạng theo Tây y

Nếu được chẩn đoán mắc hồng ban đa dạng mãn tính bạn sẽ được bác sĩ chỉ định một số biện pháp giảm bớt các triệu chứng tổn thương trên da, niêm mạc mắt và cơ quan sinh dục như sau:

- Dùng kem bôi da: Một số loại kem bôi có chứa corticosteroid, kem dưỡng ẩm làm dịu da sẽ được khuyến khích dùng trong trường hợp này.

- Dùng thuốc kháng histamine để ngăn ngừa ngứa da.

- Giảm đau do niêm mạc miệng lở loét bằng gel bôi tê hoặc dung dịch xúc miệng mỗi ngày ít nhất 2 lần.

- Với trường hợp bệnh quá nặng cần phải sử dụng corticosteroid để ức chế hệ miễn dịch. Tuy nhiên, phương pháp này hiện vẫn đang gây tranh cãi bởi gây rất nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn.

- Sử dụng thuốc: Các loại thuốc: dapson 100-150mg/ngày, thuốc kháng sốt rét (hydroxychloroquin 200-400 mg/ngày), azathioprin 100-150mg/ngày, thalidomide, ciclosporin, mycophenolate mofetil khuyến khích được dùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra việc điều trị cũng cần chú trọng vào chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất như:

- Trường hợp do phản ứng phụ của thuốc: Dừng ngay các loại thuốc nghi ngờ gây nên bệnh.

- Do nhiễm virus HSV: Sử dụng thuốc acyclovir dạng đường uống.

- Do nhiễm Mycoplasma pneumonia: Sử dụng kháng sinh nhóm macrolide như erythromycin, azithromycin để điều trị.

Hồng ban đa dạng có thể gây tổn thương mắt nghiêm trọng dẫn đến mù lòa, vì vậy cần phải có biện pháp chăm sóc mắt đúng cách mỗi ngày.

Ngoài ra, bệnh có thể tái phát nhiều lần nên bác sĩ cân nhắc sử dụng acyclovir trong khoảng 6 tháng với liều lượng là: 10mg/kg/ngày hoặc dùng valciclovir với liều dùng 500-1000mg/ngày hay famciclovir liều dùng 250mg hai lần/ngày.

Lưu ý: Hiện nay, Tây y chưa có bất kì loại thuốc nào đặc hiệu trong việc điều trị hồng ban đa dạng. Các loại thuốc chỉ có công dụng giảm bớt những triệu chứng khó chịu cần phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để ngăn ngừa những tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Xem thêm: Điều trị viêm mao mạch dị ứng theo quan điểm của Y học cổ truyền

Khang Mạch Linh – Tin vui cho người mắc hồng ban đa dạng

hong-ban-da-dang-1

Khang Mạch Linh loại bỏ nỗi lo mắc hồng ban đa dạng bằng dược liệu tự nhiên

Hồng ban đa dạng là bệnh xuất phát từ hệ miễn dịch. Vì vậy, Y học cổ truyền cho rằng cần phải sử dụng các thảo dược giúp bổ sung chính khí cơ thể, ngăn ngừa ngoại tà xâm nhập mới giúp điều trị bệnh tận gốc.

Sản phẩm Khang Mạch Linh được điều chế 100% từ những dược liệu tự nhiên như: Xuyên khung, Đương quy, Đan sâm, Xích thược, Thục địa... giúp tác động vào can tỳ, thận tăng cường hệ miễn dịch, bổ máu, điều huyết, tăng sức bền thành mạch, hỗ trợ các mạch máu kết hợp với các thảo dược Kim ngân hoa, Liên kiều, Thổ phục linh ... giúp thanh nhiệt giải độc tố.

Khang Mạch Linh được bào chế dưới dạng viên nang mềm, đem lại sự tiện dụng và an toàn tuyệt đối với người dùng.

 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ

Schonlein Henoch là bệnh gì? Có thuốc điều trị không?

Schonlein Henoch là bệnh gì? Có thuốc điều trị không?

Ban xuất huyết Schonlein Henoch là bệnh lý gây viêm mạch máu vừa và nhỏ. Căn bệnh này được xem là một dạng rối loạn cấp tính thông qua trung gian IgA, ít khi ảnh hưởng đến phổi và hệ thần kinh trung ương. Cụ thể Schonlein Henoch là bệnh...
Viêm mao mạch dị ứng có tự khỏi không? Cách hay chữa bệnh tại nhà

Viêm mao mạch dị ứng có tự khỏi không? Cách hay chữa bệnh tại nhà

Viêm mao mạch dị ứng có tự khỏi không là thắc mắc của rất nhiều người. Thực tế, viêm mao mạch dị ứng gây tổn thương các mao mạch vừa và nhỏ, để lâu có thể gây biến chứng đến hệ tiêu hóa và thận. Do vậy, phát hiện và...
Hội chứng Schonlein Henoch gây tổn thương hệ tiêu hóa, chức năng thận

Hội chứng Schonlein Henoch gây tổn thương hệ tiêu hóa, chức năng thận

Hội chứng Schonlein Henoch còn có tên gọi khác là ban xuất huyết Schonlein Henoch hoặc viêm mao mạch dị ứng, viêm mạch IgA. Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh lý này là viêm cầu thận, suy thận. Làm thế nào để phòng tránh hội chứng Schonlein Henoch? Cùng...
Viêm mao mạch dị ứng Schonlein - Henoch thường gặp ở nhóm tuổi nào?

Viêm mao mạch dị ứng Schonlein - Henoch thường gặp ở nhóm tuổi nào?

Viêm mao mạch dị ứng Schonlein – Henoch còn có tên gọi khác là ban xuất huyết Henoch-Schonlein, viêm mạch IgA. Bệnh có thể dẫn đến thương tổn vi mạch hệ thống ở các cơ quan như: da, ruột, thận, khớp. Bệnh có nguy hiểm không và làm thế nào...
Bệnh Schonlein – Henoch ở trẻ em cần phát hiện sớm tránh biến chứng viêm thận

Bệnh Schonlein – Henoch ở trẻ em cần phát hiện sớm tránh biến chứng viêm thận

Bệnh Schonlein – Henoch ở trẻ em là bệnh viêm mao mạch gây tổn thương mao mạch nhỏ do lắng đọng IgA trong thành mạch. Bệnh gây ảnh hưởng đến mao mạch da, ruột, thận và khớp.
Kinh nghiệm điều trị

NGUY HẠI BIẾN CHỨNG VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ TÁI PHÁT

Chị Vũ Thị Thuần sinh sống ở Xóm 3, Thôn Dân Hạnh, Xã Đặng Cương, An Dương, Hải Phòng mắc viêm mao mạch dị ứng từ năm 2013. Sau 2 năm chạy chữa, chân chị gần như đã khỏi hoàn toàn viêm mao mạch dị ứng. Thế nhưng chỉ một...
KHỐN KHỔ VÌ CHÂN SƯNG PHÙ, NỔI GÂN XANH, TÊ MỎI KÉO DÀI

KHỐN KHỔ VÌ CHÂN SƯNG PHÙ, NỔI GÂN XANH, TÊ MỎI KÉO DÀI

Đó là trường hợp của bác Bình 63 tuổi, sinh sống ở Mê Linh, Hà Nội. Bác Bình mắc viêm tắc tĩnh mạch nông, suy giãn tĩnh mạch khiến gân xanh nổi to, tê bì, sưng phù, đau nhức. Do công việc của bác là bán hàng nên thường xuyên...
TỐN HÀNG TRĂM TRIỆU CHẠY CHỮA VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ NHƯNG KHÔNG KHỎI

TỐN HÀNG TRĂM TRIỆU CHẠY CHỮA VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ NHƯNG KHÔNG KHỎI

Đó là trường hợp của chị Phạm Thiết, sinh sống tại Tổ dân phố 4 phường Tràng Cát, Hải An, Hải Phòng. Bệnh viêm mao mạch hoại tử là một trong những thách thức lớn trong cuộc đời chị. Hành trình chạy chữa từ đôi chân đau đớn, hoại tử...
VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI: CHUYỆN KHÔNG ĐƠN GIẢN

VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI: CHUYỆN KHÔNG ĐƠN GIẢN

Viêm mao mạch dị ứng đa phần gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi, gây nhiều biến chứng tai hại như: Xuất huyết dạ dày, viêm cầu thận, thậm chí suy thận nếu không được điều trị kịp thời. Thế nhưng, bệnh viêm mao mạch dị ứng cũng không ngoại...
KHANG MẠCH LINH TRI ÂN, TẶNG QUÀ BỆNH NHÂN CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

KHANG MẠCH LINH TRI ÂN, TẶNG QUÀ BỆNH NHÂN CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

Chúng tôi biết đến hoàn cảnh của chị Diệp (45 tuổi, ở Hải Phòng) nhờ sự kết nối của chị Nga. Vì xót thương cho bạn mình, chị Nga và mẹ chị Diệp (75 tuổi) đã tìm đủ mọi cách để chạy chữa chăm sóc chị Diệp hết lòng nhưng...
CHÂN HÔI THỐI, LỞ LOÉT, CHẢY MÁU MỦ VÌ VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ

CHÂN HÔI THỐI, LỞ LOÉT, CHẢY MÁU MỦ VÌ VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ

Chú Lịch bảo: “Có lần con tôi bảo chân bố loét nhiều lắm, mùi hôi thối, sợ lắm. Nhưng mình vẫn phải lạc quan, cách này không được thì phải tìm cách khác, chứ bỏ cuộc là mình tự đầu hàng rồi”. Chú Nguyễn Văn Lịch (sinh sống ở Đông...
Bài đọc nhiều nhất
Thiếu máu chi dưới gây đau đớn, viêm loét, hoại tử chi

Thiếu máu chi dưới gây đau đớn, viêm loét, hoại tử chi

Thiếu máu chi dưới còn có tên gọi là bệnh động mạch chi dưới. Đây là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng thiếu máu ở chi dưới, dẫn đến tăng nguy cơ lở loét, nhiễm trùng vết thương. Khi chi dưới không nhận đủ máu huyết để nuôi...
Thiếu máu chi dưới mạn tính: 20% bệnh nhân bắt buộc phải cắt cụt chi

Thiếu máu chi dưới mạn tính: 20% bệnh nhân bắt buộc phải cắt cụt chi

Thiếu máu mạn tính ở chi dưới còn gọi là bệnh động mạch chi dưới mạn tính, gây hẹp hoặc tắc mạch máu. Ban đầu người bệnh chỉ cảm thấy đau cách hồi, nhưng sau đó có thể gây viêm loét da, hoại tử, cắt cụt chi, dẫn đến tàn...

NGUY HẠI BIẾN CHỨNG VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ TÁI PHÁT

Chị Vũ Thị Thuần sinh sống ở Xóm 3, Thôn Dân Hạnh, Xã Đặng Cương, An Dương, Hải Phòng mắc viêm mao mạch dị ứng từ năm 2013. Sau 2 năm chạy chữa, chân chị gần như đã khỏi hoàn toàn viêm mao mạch dị ứng. Thế nhưng chỉ một...
KHỐN KHỔ VÌ CHÂN SƯNG PHÙ, NỔI GÂN XANH, TÊ MỎI KÉO DÀI

KHỐN KHỔ VÌ CHÂN SƯNG PHÙ, NỔI GÂN XANH, TÊ MỎI KÉO DÀI

Đó là trường hợp của bác Bình 63 tuổi, sinh sống ở Mê Linh, Hà Nội. Bác Bình mắc viêm tắc tĩnh mạch nông, suy giãn tĩnh mạch khiến gân xanh nổi to, tê bì, sưng phù, đau nhức. Do công việc của bác là bán hàng nên thường xuyên...
TỐN HÀNG TRĂM TRIỆU CHẠY CHỮA VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ NHƯNG KHÔNG KHỎI

TỐN HÀNG TRĂM TRIỆU CHẠY CHỮA VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ NHƯNG KHÔNG KHỎI

Đó là trường hợp của chị Phạm Thiết, sinh sống tại Tổ dân phố 4 phường Tràng Cát, Hải An, Hải Phòng. Bệnh viêm mao mạch hoại tử là một trong những thách thức lớn trong cuộc đời chị. Hành trình chạy chữa từ đôi chân đau đớn, hoại tử...
Kết nối qua Fanpage